Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNgười dân Đức: Hành động của ông Trump là mối đe dọa

Người dân Đức: Hành động của ông Trump là mối đe dọa

Người dân Đức cho rằng hành động của Tổng thống Mỹ-Donald Trump là mối đe dọa lớn đối với thế giới, chứ không phải là chính sách của Tổng thống Nga-Vladimir Putin.

Sputnik dẫn thông báo của một cuộc khảo sát do báo Handelsblatt tiến hành cho thấy, hầu hết người dân Đức cho rằng hành động của Tổng thống Mỹ – Donald Trump là mối đe dọa lớn đối với thế giới, chứ không phải là chính sách của Tổng thống Nga – Vladimir Putin.

Cụ thể theo cuộc khảo sát, 64% số người được hỏi tin rằng Trump đang gây nguy hiểm cho việc duy trì hòa bình.

Chỉ 16% số người được hỏi nhìn thấy mối đe dọa như vậy trong chính sách của Tổng thống Nga.

Ngoài ra, như thể hiện trong kết quả khảo sát, ngày càng nhiều người Đức thấy có cảm tình với Putin, coi nhà lãnh đạo Nga là chính trị gia giầu năng lực và nhiều ảnh hưởng.

Chẳng hạn, 36% số người tham gia khảo sát cho biết họ ưa Tổng thống Nga, còn dành cảm tình cho ông Trump chỉ có 6%. Đồng thời, 58% số người được hỏi không muốn bày tỏ cảm tình với các nhà lãnh đạo của Nga và Mỹ.

Hơn một nửa số thành viên tham gia khảo sát (56%) đánh giá Putin là chính trị gia thông thạo, trong khi chỉ có 5% thấy đặc tính như vậy ở Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, 43% người Đức xếp Putin vào hàng chính khách nhiều ảnh hưởng trong khi 25% ủng hộ Trump.

Không chỉ người dân Đức nhận định hành động của ông Trump và chính phủ Mỹ là mối đe dọa, mà ngay cả Ủy ban của Quốc hội Đức cũng nhận ra điều này.

Trước đó, khi Liên minh do Mỹ lãnh đạo ở Syria đang ngày càng gia tăng sự can thiệp quân sự, một ủy ban của Bundestag của Đức (Quốc hội Liên bang Đức) đứng đầu là chính trị gia Alexander Neu cho rằng, sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria được coi là “được cho phép theo luật lệ quốc tế”, khi chính phủ Syria đã chính thức yêu cầu sự trợ giúp từ Moscow.

Ông Alexander Neu lưu ý, các lực lượng Nga đang hoạt động ở Syria một cách hợp pháp, trong khi, vai trò của liên minh Mỹ trong cuộc khủng hoảng Syria phức tạp hơn nhiều.

Nguoi dan Duc: Hanh dong cua ong Trump la moi de doa
Nga và Mỹ hiện diện quân sự ở Syria ở 2 thái cực khác nhau.

Chỉ riêng việc cung cấp vũ khí cho các lực lượng đối lập Syria đã là một hành vi vi phạm pháp luật quốc tế; hơn nữa, Mỹ nói rằng can thiệp vào Syria để chống lại IS và các nhóm khủng bố khác là hợp pháp, nhưng khi và chỉ khi Syria là “không thể chống hoặc không muốn chống IS”.

Tuy nhiên, ở đây Syria rất tích cực trong cuộc chiến chống IS, đã chính thức mời Nga giúp đỡ và đạt được rất nhiều thành tựu trong cuộc chiến này.

Còn Nga đã bắt đầu cung cấp viện trợ quân sự và trực tiếp hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng chính phủ Syria vào cuối năm 2015, sau khi chính quyền của ông Assad chính thức yêu cầu giúp đỡ trong cuộc chiến toàn quốc chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Trong khoảng thời gian gần ba năm, Quân đội Syria đã phục hồi các vùng lãnh thổ trên toàn quốc, bao gồm nửa phía Nam, bao gồm cả thủ phủ tỉnh Aleppo; thành phố cổ Palmyra thuộc tỉnh Homs, toàn bộ vùng Damascus, thủ phủ của tỉnh Deir ez-Zor và các khu vực rộng lớn phía nam.

Trong khi đó, Mỹ hỗ trợ lực lượng người Kurd đánh chiếm một phần nhỏ của tỉnh Aleppo, cả tỉnh Raqqa, phần lớn tỉnh al-Hasakah và nửa phía Đông tỉnh Deir Ezzor nhưng không trao trả cho chính quyền Syria mà lập các cơ cấu dân sự để quản lý các địa phương.

Chính quyền của ông Assad luôn lên án liên minh không quân do Mỹ lãnh đạo can thiệp vào cuộc xung đột mà không có sự chấp thuận của nó và đặc biệt lo ngại về việc xây dựng các căn cứ quân sự của Mỹ ở một số nơi của Syria, mà Damascus coi là vi phạm chủ quyền của đất nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới