Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngNgười dân Philippines tiếp tục phản đối TQ

Người dân Philippines tiếp tục phản đối TQ

Nhân kỷ niệm hai năm ngày Tòa Trọng tài ra phán quyết quyết bác bỏ các tuyên bố chủ quyền theo “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông (12/7/2016-12/7/2018), tại một số địa điểm công cộng ở Thủ đô Manila đã xuất hiện nhiều biểu ngữ gọi  “Philippines là một tỉnh của Trung Quốc”. Đây được cho là một động thái của người dân nhằm phản đối Trung Quốc và chính sách hiện nay của Chính quyền Tổng thống Duterte đối với vấn đề chủ quyền.

Một biểu ngữ được treo trên cầu vượt ở Manila, Philippines hôm 12/7. Nguồn: DW

Phản ứng tất yếu của người dân Philippines

Báo chí, truyền thông Philipines và các nước cho biết các tấm băng rôn màu đỏ có biểu ngữ bằng tiếng Anh và cả tiếng Trung Quốc ở phía dưới ghi: “Welcome to the Philippines, Province of China” (“Chào mừng bạn đến vớiPhilippines, một tỉnh của Trung Quốc”) đã xuất hiện nhiều trên các cây cầu ở  Manila, đang gây sự chú ý của dư luận. Nhiều người dân tại Philippines đã lên tiếng chỉ trích chính sách quan hệ với Trung Quốc của chính quyền. Cho rằng Philippines đã không thực hiện những biện pháp cứng rắn đối với những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông kể từ sau khi thắng kiện “đường lưỡi bò” tại Tòa Trọng tài và đang cố tình bỏ qua Phán quyết này.

Luật sư trưởng Florin Hilbay dẫn đầu đoàn Philippines tranh tụng tại Tòa Trọng tài hôm 12/7/2016 cho biết những khẩu hiệu này rõ ràng là “không vui” đối với Philipines, khi người dân bày tỏ thái độ không hài lòng với chính quyền. Ông cho rằng Tổng thống Duterte, người nhậm chức chỉ hai tuần trước khi phán quyết của Tòa, đã thực thi một cách tiếp cận hòa giải với Trung Quốc và đã không ép Trung Quốc thực hiện phán quyết. Các biểu ngữ đó phản ánh cách tiếp cận hiện nay của chính phủ đối với tranh chấp. Còn các nhà lập pháp đối lập như Carlos Zarate và Antonio Tinio thì phủ nhận rằng các nhóm cánh tả chịu trách nhiệm về các biểu ngữ vì họ không có tiền để làm điều này.

Chính quyền Philippines phản ứng chống chế

Phát biểu họp báo ngày 12/7 về vụ việc, Người phát ngôn của Philippines Harry Roque đã gọi các băng rôn “ngớ ngẩn” và đổ lỗi cho họ về những kẻ thù chính trị của chính phủ. “Chúng tôi đảm bảo với công chúng trong lễ kỷ niệm hai năm ngày Tòa ra phán quyết rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khẳng định những gì là của chúng ta, đồng thời chúng ta sẽ tiếp tục với quan hệ song phương với Trung Quốc”, ông Harry Roque cho biết thêm.

Trong khi đó, có một số ý kiến trên mạng xã hội tại Philippines cáo buộc phe đối lập đang đứng sau các biểu ngữ để làm mất uy tín các mối quan hệ ngày càng ấm áp của chính phủ với Trung Quốc.

Điều gì rút ra từ vụ việc này

Vụ việc đang diễn ra hiện nay tại Philippines dù xuất phát từ bất kỳ động cơ nào cũng cho thấy, chính sách của Chính quyền Tổng thống Duterte đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công luận tại Philippines. Đó là do sự nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thậm chí là bỏ qua phán quyết của Tòa để đổi lại những lợi ích về kinh tế từ Trung Quốc, mà cụ thể là các khoản viện trợ và đầu tư tài chính. Trong khi trên thực địa, Trung Quốc vẫn hành động ngang ngược, chèn ép Philippines. Gần đây nhất, người dân Philippines đã bị Trung Quốc dọa nạt, tịch thu cá ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế và vùng biển đánh bắt cá truyền thống của người dân Philippines tháng 5 vừa qua.

Có thể nói, kết quả tất yếu của sự dồn nén đó chính là hoạt động phản đối của người dân. Trước đây, nhiều cuộc biểu tình của người dân Philippines đã từng nổ ra để phản đối hành động Trung Quốc ở Biển Đông. Hôm 10/2/2018, nhiều người Philippines đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối các hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông. Vụ việc xuất hiện các khẩu hiệu “Welcome to the Philippines, Province of China” (“Chào mừng bạn đến vớiPhilippines, một tỉnh của Trung Quốc”) tiếp tục là một lời cảnh tỉnh đối với chính sách đảo chiều của Trung Quốc, không nên vị lợi ích trước mắt mà đánh mất chủ quyền và lợi ích của người dân.

RELATED ARTICLES

Tin mới