Thursday, November 28, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 25/07/2018

Bản tin Biển Đông ngày 25/07/2018

Bản tin Biển Đông ngày 25/07/2018.

Malaysia thay đổi lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông

New York Times đưa tin ngày 24/7, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah tuyên bố trong bối cảnh sự bành trướng hung hăng của Trung Quốc, Chính phủ mới của Malaysia sẽ đưa ra lập trường cứng rắn hơn trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài hàng thập kỷ ở Biển Đông. Ông Saifuddin cho biết phát biểu gần đây của Thủ tướng Mahathir về việc các tàu chiến nên được rút khỏi Biển Đông chính là dấu hiệu cho thấy Malaysia muốn trở nên cứng rắn, nghiêm túc hơn.

Ông Saifuddin cũng cho biết Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra vào tuần tới tại Singapore sẽ thảo luận thúc đẩy đàm phán một bộ quy tắc ứng xử mới nhằm bảo đảm hòa bình ở Biển Đông; tất cả các bên liên quan cần thực hiện tự kiềm chế và mọi hành động phải được dựa trên luật pháp quốc tế.

Cựu quan chức Quốc phòng Australia kêu gọi Chính phủ thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 24/7, Financial Review đưa tin Đảng Lao động, cựu quan chức Quốc phòng Australia phát biểu rằng Canberra nên xem xét phối hợp với các đồng minh cùng chí hướng để tiến hành hoạt động tự do hàng hải chống lại các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop kiên quyết từ chối triển khai các hành động đơn phương ở khu vực này.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết Đảng Lao động ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia thực hiện tự do hàng hải (FONOP) phù hợp với luật pháp quốc tế, và sẽ cân nhắc việc phối hợp với các nước khác. Ông Marles tuyên bố “Chúng tôi muốn có một trật tự ổn định, hòa bình, dựa trên luật pháp tại khu vực được ủng hộ bởi mối quan hệ mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng tôi có lợi ích trong việc Mỹ tiếp tục can dự xây dựng vào khu vực. Đảng Lao động sẽ xem xét các cơ hội để hợp tác hơn nữa với các đối tác ở khu vực”.

Peter Jennings, Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia, nhất trí với quan điểm của bà Bishop rằng các hoạt động đơn phương không nên nhằm một mục đích cụ thể nào, đó là lý do Australia nên phối hợp với các nước có cùng chí hướng khác, ví dụ như Pháp, Nhật, để thực hiện tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh các cấu trúc. Ông Jennings cho rằng sẽ có hiệu quả nếu hoạt động này được tổ chức định kỳ hàng tháng; đây sẽ là thông điệp ngoại giao mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc.

Giám đốc chương trình chính sách đối ngoại và quốc phòng của Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Ashley Townshend cho rằng sự chần chừ của Australia và các nước khác trong việc tiến hành những hoạt động tuần tra như vậy sẽ khiến cho Bắc Kinh thấy có sự thiếu quyết tâm, nhưng Canberra nên thể hiện ý chí sẵn sàng tiến hành FONOP nếu Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại các khu vực tranh chấp.

RELATED ARTICLES

Tin mới