Wednesday, January 8, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaHiệp định EVFTA: Gắn kết giữa thương mại và phát triển bền...

Hiệp định EVFTA: Gắn kết giữa thương mại và phát triển bền vững

Trong quá trình thực thi Hiệp định EVFTA, chính phủ và doanh nghiệp cần có chính sách đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Việt Nam tham gia ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Trong Hiệp định EVFTA, ngoài những cam kết tạo ra cơ hội phát triển về kinh tế, còn đề cập tới một yếu tố quan trọng khác ở Chương Thương mại và phát triển bền vững, đó là khẳng định lại các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và môi trường, cũng như các quy tắc về kinh doanh và quyền con người (UNGP) nhằm cải thiện các vấn đề lao động tại Việt Nam.

Theo ông Erwin Schweisshelm, Trưởng Đại diện Viện FES tại Việt Nam, các chính sách hội nhập kinh tế đã đem lại kết quả là tỉ lệ tăng trưởng cao và tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ đang gia tăng. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực, xu hướng toàn cầu hóa và thương mại quốc tế cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

“Chúng tôi luôn ủng hộ Việt Nam thực thi EVFTA nói chung và Chương về thương mại và phát triển bền vững nói riêng, nhằm thực hành tốt hơn việc bảo vệ môi trường và quyền con người, đem lại lợi ích cho Liên minh châu Âu và Việt Nam”, ông Erwin Schweisshelm cho biết.

Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch EuroCham Việt Nam khẳng định, trong EVFTA, cả nhà nước và doanh nghiệp đều có trách nhiệm thực thi vai trò của mình đối với quyền con người. Thông qua hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân, giữa các tổ chức trong nước và quốc tế có thể tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh tốt hơn để đảm bảo quyền con người, hướng tới một Việt Nam hiệu quả hơn, năng suất hơn và thịnh vượng hơn.

“Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu cần có hành động tích cực, được thể hiện từ sự chủ động của các doanh nghiệp. Việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đối với người lao động là rất quan trọng, cần có những quy tắc để tác động đến các ngành có sử dụng nhiều nhân công ở Việt Nam, trọng tâm là 3 ngành da giày, điện tử và dệt may”, ông Jean Jacques Bouflet lưu ý.

Thương mại vì mọi người

Để đảm bảo thương mại và phát triển bền vững trong EVFTA, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại của Nghị viện châu Âu hy vọng Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Hội đồng Liên minh châu Âu sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Khi đó, Ủy ban Thương mại của Nghị viện sẽ có thể bắt đầu thực hiện tất cả các chương trong thỏa thuận, bao gồm sự gắn kết giữa thương mại và phát triển bền vững, đây là yếu tố cốt lõi của khái niệm thương mại dựa trên giá trị của Liên minh châu Âu.

Phân tích rõ hơn về điều này, ông Bernd Lange cho biết, các nguyên tắc trong UNGP có mối liên hệ chặt chẽ với khái niệm về thương mại dựa trên giá trị. Cụ thể là quá trình kinh doanh không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà cần đảm bảo công bằng, phát triển bền vững và khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, điều này đem lại lợi ích chung cho tất cả các bên, từ Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động.

“EU đã thay đổi chiến lược thương mại mới với tiêu ngữ mới: Thương mại vì mọi người, đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người cũng như sử dụng các công cụ để thương mại tự do nhưng công bằng. Trong Chương bảo vệ quyền con người có đưa ra 8 chuẩn mực lao động cốt lõi cũng là mức tối thiểu các quốc gia cần đạt được và đã được quốc tế thừa nhận”, ông Bernd Lange cho biết.

Theo ông Bernd Lange, Liên minh châu Âu luôn quan tâm tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để các doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện quy định này, Việt Nam khi tham gia EVFTA cần có những công cụ thực thi, cùng sự tham gia của các nhóm tư vấn trong nước theo dõi, giám sát quá trình thực thi của doanh nghiệp.

“Ủy ban Thương mại của Nghị viện châu Âu đã làm việc với Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, chống lạm dụng lao động trẻ em hay các hình thức phân biệt đối xử khác. Chính phủ cần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giúp cho lao động nữ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về học vấn, đặc biệt đối với những ngành nghề có nhiều phụ nữ phải có chính sách hỗ trợ, và vai trò và sự tham gia của các doanh nghiệp là rất quan trọng”, ông Bernd Lange chia sẻ.

Cũng theo ông Bernd Lange, trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người lao động có quyền được tham gia đàm phán trong thỏa ước lao động và những vấn đề liên quan đến điều kiện lao động, thời gian lao động, lương bổng,… tất cả những điều này cần được đảm bảo.

Cụ thể như các nhà xuất khẩu FDI tại Việt Nam đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc sử dụng Việt Nam như một nơi sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm của họ. Như vậy, về phía người lao động họ cũng xứng đáng được những phần mang tính chất công bằng từ những lợi ích đem lại qua quá trình xuất khẩu, do đó họ cần phải được hưởng điều kiện lao động tốt

RELATED ARTICLES

Tin mới