Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPakistan rơi vào bẫy nợ của TQ qua dự án Vành đai...

Pakistan rơi vào bẫy nợ của TQ qua dự án Vành đai và Con đường?

Vay Trung Quốc hàng tỷ USD, Pakistan liệu có thể sẽ trở rơi vào “bẫy nợ” khi tham gia dự án Vành đai và Con đường.

Một khoản vay trong lúc “bí bách” từ Trung Quốc mới đây có thể tạm thời giải cứu Pakistan khỏi cuộc khủng hoảng dự trữ ngoại hối, nhưng các chuyên gia cho rằng, sự phụ thuộc vào Bắc Kinh của Islamabad sẽ lớn dần theo gánh nặng ngày càng tăng của khoản vay này, theo SCMP.

Ràng buộc ‘trớ trêu’

Vào cuối tháng Sáu, Pakistan cho biết nước này đã “vay nóng” Trung Quốc 1 tỷ USD. Khoản vay này đủ để Pakistan trang trải cho hai tháng nhập khẩu hàng hóa phục vụ các nhu cầu thiết yếu.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã đặt ra thêm một điều kiện trớ trêu: Islamabad phải cam kết tham gia dự án Vành đai Con đường, một dự án thể hiện tham vọng kết nối thế giới bằng một tuyến đường giao dịch thương mại trong đó Trung Quốc là điểm xuất phát và cũng là đích đến.

Để đưa Pakistan vào sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã thuyết phục quốc gia Nam Á này tham gia vào từng dự án kinh tế riêng lẻ.

Tham gia hành lang kinh tế với Trung Quốc 

Pakistan đã chi tới 19 tỷ USD để nhập khẩu máy móc cho các dự án điện và cơ sở hạ tầng thuộc dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC).

Dự án CPEC nhắm mục tiêu liên kết khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc với Biển Ả Rập thông qua Pakistan. Giá trị của dự án này lên tới 62 tỷ USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2030, và CPEC là phần lớn nhất của dự án Vành đai Con đường.

Trong hai năm đầu của CPEC, tính đến tháng 6/2017, nhập khẩu máy móc và thiết bị vận tải của Pakistan đã tăng vọt lên 51%, tương đương 15.5 tỷ USD.

Vành đai con đườngDự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC). (Ảnh: Cpec News)

Lượng hàng hóa mà Pakistan nhập từ Trung Quốc đã lên tới con số 6,6 tỷ USD trong giai đoạn 7-12/2017, gấp gần 10 lần lượng hàng hóa mà nước này xuất sang tác giả của Vành đai và Con đường.

Ngoài 6 tỷ USD tài trợ cho các dự án của CPEC được cấp trong vòng 2 năm rưỡi qua, Trung Quốc đã cho Pakistan vay hơn 5 tỷ USD trong năm tài chính 2017-18. Con số này tương đương với một nửa lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Pakistan.

“Sự phụ thuộc của Pakistan vào Trung Quốc đã tăng một cách đáng ngạc nhiên”, theo ông A.A.H. Soomro, cố vấn cấp cao của Tundra Fonder – một nhà quản lý quỹ thị trường có trụ sở tại Stockholm.

Hành lang kinh tế Trung Quốc PakistanSơ đồ cho thấy Trung Quốc đang đầu tư vào rất nhiều dự án liên quan tới khai thác tài nguyên trên khắp lãnh thổ Pakistan. (Ảnh: frontera)

Vì đâu nên nỗi

“Sự phụ thuộc của Pakistan vào Trung Quốc đang ngày càng tăng và càng ngày càng rõ ràng hơn. 5 tỷ USD vay cho CPEC là một khoản tiền khổng lồ trong tình trạng hiện tại của Pakistan”, ông Mohiuddin Aazim, một nhà phân tích kinh tế ở Karachi cho biết.

“Pakistan ngày càng trở nên phụ thuộc Trung Quốc còn do một nguyên nhân khác, nước chúng tôi không được tham gia liên minh do Ả Rập Saudi lãnh đạo. Đúng lúc chúng tôi mất chỗ dựa vào các đồng minh Trung Đông thì Trung Quốc xuất hiện”, ông Aazim nhận định.

Bên cạnh đó, Pakistan còn tự đánh mất một chỗ dựa đặc biệt quan trọng khác: Mỹ, khi nước này bị Hoa Kỳ xa lánh bởi cáo buộc ủng hộ các cuộc khủng bố ở Afghanistan và Ấn Độ.

Ngoài ra, để thúc đẩy xuất khẩu, ngân hàng trung ương Pakistan đã quyết định phá giá đồng rupee xuống 15% so với đô la Mỹ, khiến đồng tiền của nước này trở thành biểu tượng tiền tệ tồi tệ nhất châu Á. Với tình trạng như vậy, Pakistan không thể tiếp tục tiếp cận các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới, và vì thế bắt buộc nước này phải lựa chọn các khoản vay từ Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới