Monday, January 13, 2025
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 01/08/2018

Bản tin Biển Đông ngày 01/08/2018

Bản tin Biển Đông ngày 01/08/2018.

Học giả quốc tế lo ngại về dự thảo đàm phán đầu tiên của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

Ngày 1/8, trang Bloomberg cho biết trong khi các quốc gia Đông Nam Á đang chuẩn bị chờ đón dự thảo đàm phán đầu tiên về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), một số chuyên gia quốc tế lại tỏ ra lo ngại và cảnh báo rằng tiến trình đàm phán kéo dài đang thông qua phương thức ngoại giao giúp “che chắn” những hành động hiếu chiến không ngừng của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo dự thảo Thông cáo chung Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN lần thứ 51 của ASEAN dự kiến tổ chức tại Singapore, các Bộ trưởng ASEAN sẽ bày tỏ hoan nghênh về “sự hợp tác tiến bộ giữa ASEAN và Trung Quốc được thúc đẩy bởi tiến trình đàm phán hướng tới việc sớm ký kết một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu quả theo một lịch trình thống nhất”.

Ngày 30/7, trước khi tới Singapore, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano cho rằng các cuộc đàm phán về COC có thể được kết thúc trong năm nay hoặc năm tới, mặc dù các quan chức ngoại giao châu Á khác tỏ ra không được lạc quan như vậy. Một số Bộ trưởng vẫn tiếp tục lo ngại của họ việc Trung Quốc làm biến đổi bảy rạn san hô tranh chấp thành các đảo nhân tạo, trong đó có ba đường băng, được trang bị vũ khí, kể cả tên lửa đất đối không. Các Bộ trưởng phần nào cho thấy một số vấn đề nhạy cảm trong nội bộ khi “lưu ý về lo ngại của một số quốc gia liên quan đến hành động cải tạo đảo trong khu vực làm xói mòn lòng tin, gây gia tăng căng thẳng, làm tổn hại đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”.

Ông Greg Poling, Trưởng Nhóm Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết việc dự thảo COC tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ mang tính chất chính trị nhiều hơn là về nội dung thực chất vào thời điểm này do thiếu thỏa thuận trên các lĩnh vực mà COC sẽ điều chỉnh và liệu văn kiện này có thể mang tính ràng buộc về mặt pháp lý sau hơn 15 năm đàm phán hay không. Nếu không có bất kỳ nhượng bộ nào khác, đặc biệt là từ Trung Quốc, ông Poling lo ngại rằng các cuộc đàm phán sẽ bị kéo dài hơn trong khi Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nhằm củng cố các yêu sách lãnh thổ phi lý mà nước này áp đặt lên gần như toàn bộ Biển Đông. Ông lý giải, Trung Quốc có thể làm điều này mà “không phải trả giá” vì nước này có thể lợi dụng tiến trình đàm phán COC để biện minh rằng mình đang tìm kiếm giải pháp hoà bình và công bằng để giải quyết vấn đề.

Hội thảo tại Ấn Độ: điểm nóng Biển Đông lại nổi lên

Ngày 01/8, tạp chí The Economic Times cho biết, ngày 31/7, Hội thảo “Biển Đông 2 năm sau Phán quyết: liệu Phán quyết có thể là cơ sở cho Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)” đã được Hội Nghiên cứu Ấn Độ Dương và Trung tâm Quốc tế Ấn Độ tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ. Tại Hội thảo, ông Baladas Ghoshal, Giáo sư hàng đầu của Ấn Độ cho hay: “Với bản chất của một kẻ bắt nạt, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đã cương quyết “chủ quyền lãnh thổ và các quyền trên biển” của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi Phán quyết của Toà Trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016, lớn tiếng tuyên bố các vùng biển ở Biển Đông là vùng biển quốc tế hoặc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác; nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn “cam kết giải quyết tranh chấp” với các nước láng giềng, nhưng lại đe dọa Việt Nam rằng sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu không dừng các hoạt động khoan dầu với các công ty của Tây Ban Nha và Nga; và vào tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết phía Trung Quốc cũng đã cảnh báo rằng sẽ có chiến tranh nếu Manila cố thực thi Phán quyết và tiến hành khoan dầu tại các khu vực tranh chấp. Không những thế, nhằm áp đặt quyền lực trên thực tế đối với toàn bộ Biển Đông, Hải quân Trung Quốc đã liên tục thách thức quyền tự do hàng hải của hải quân nước ngoài. Đây là minh chứng của Trung Quốc về cái gọi là “giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”. Ngoài ra, ông Ghoshal cho biết thêm, “để giảm căng thẳng và quản lý xung đột, ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc đàm phán về COC để giảm bớt căng thẳng phát sinh từ các yêu sách xung đột ở Biển Đông hơn 10 năm qua. Nhưng sau năm 2002 khi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông được công bố, chỉ có một số ít tiến bộ về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong khi số lượng báo cáo về các căng thẳng liên quan đến hoạt động đánh bắt cá ngày càng tăng. Mãi cho đến năm 2013, Bắc Kinh mới đồng ý bắt đầu các cuộc tham vấn chính thức về văn kiện này. Và sau đó lại mất thêm gần 4 năm để các bên nhất trí về khung COC, dù nội dung này vẫn chưa được công bố”. Bên cạnh đó, ông cho rằng: “Sự khác biệt giữa DOC và COC chưa bao giờ được làm rõ, mặc dù một số thành viên ASEAN, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, dự kiến rằng COC sẽ là ​​một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý sẽ toàn diện hơn và hiệu quả hơn DOC… Một nội dung đáng lưu ý trong khung COC là “thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau, hợp tác và lòng tin, ngăn chặn các sự cố, quản lý sự cố nếu xảy ra, và tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hoà bình tranh chấp.” Trong trường hợp này, Trung Quốc dường như mong muốn đưa ra các biện pháp xây dựng lòng tin tính tới các lợi ích cốt lõi của nước này.” GS. Ghoshal ghi nhận “Singapore với vai trò là Chủ tịch ASEAN và điều phối viên ASEAN – Trung Quốc, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác được dự tính trong DOC năm 2002, một điều kiện tiên quyết để triển khai COC. Singapore cũng đã thành công trong việc tập trung những nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc hoàn thiện bản Dự thảo duy nhất về Đàm phán COC trên cơ sở thống nhất lịch trình”. Mặt khác, ông cho rằng: “Trong khi chuẩn bị cho bản dự thảo duy nhất, ASEAN cần thống nhất và nhấn mạnh rằng phán quyết của Toà Trọng tài về vụ kiện Biển Đông, đặc biệt là liên quan đến “quyền lịch sử” và các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc, phải là điều kiện tiên quyết – cơ sở cho dự thảo COC, đồng thời, Trung Quốc cần ngừng mọi hoạt động quân sự ở Biển Đông gây ra sự bất ổn và gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tất cả các tranh chấp trong khu vực phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Các cường quốc lớn như Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản và các nước EU khác có lợi ích ở Biển Đông về thương mại và tự do hàng hải cần đảm bảo rằng Trung Quốc cần chấp nhận tinh thần của Toà Trọng tài và tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Tại Hội thảo, ông Abhay Kumar Singh, Thiếu tướng nghỉ hưu của Ấn Độ cho rằng “Một trong những nguồn chính khiến môi trường chiến lược trở nên mong manh là những tranh chấp chưa được giải quyết ở Biển Đông. Do các tranh chấp pháp lý phức tạp lâu dài với các yêu sách chồng chéo, tranh chấp Biển Đông là một vấn đề phức tạp. Một năm trước, đã có một sự lo ngại rằng tranh chấp Biển Đông có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á trước khi có Phán quyết. Sự căng thẳng ngày càng trầm trọng hơn kể từ Toà Trọng tài kết luận rằng yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là không có cơ sở pháp lý”.

RELATED ARTICLES

Tin mới