Lào, quốc gia nghèo nhất ở Đông Nam Á, lại là nước tích cực nhất trong phát triển đập thủy điện trên dòng Mê Kông. Lào đặt kỳ vọng sẽ bán điện cho các nước láng giềng và trở thành “pin của Đông Nam Á”. Vì sao Lào lại “bạo phổi” như vậy? Điều đơn giản, đứng sau Lào là Trung Quốc.
Mới đây, ông Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế và an ninh (ISIS) tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cảnh báo: “Những gì Trung Quốc muốn làm là làm thiệt hại sông Mê Kông và đạt được đòn bẩy nặng ký ở các nước vùng hạ nguồn sông cũng như tiến hành cùng lúc các hoạt động xây dựng và vũ khí hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Cách tiếp cận của Bắc Kinh rất đơn giản: xây trước, nói chuyện sau. Sông Mê Kông dài 4.800 km bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) và chảy qua tỉnh Vân Nam rồi đổ nước vào các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia rồi mới chảy qua Việt Nam rồi ra biển Đông. Nó là con sông dài thứ 12 trên trái đất với một hệ sinh thái phong phú các loài cá và độ phong phú thủy sản chỉ đứng thứ 2 sau sông Amazon.
Sông Mê Kông đổ nước tự do hơn các dòng sông chính trên thế giới, việc xây đập thủy điện bị chặn lại bởi cuộc chiến ở Việt Nam và Campuchia, theo nhận xét của bà Courtney Weatherby, một nhà phân tích của Trung tâm Stimson (Mỹ).
Nền kinh tế của các quốc gia đều lệ thuộc vào sông Mê Kông nhưng theo các cách khác nhau. Trung Quốc và Lào coi Mê Kông là nguồn sản xuất điện năng chính. Campuchia và nhiều cư dân địa phương ở Lào và Thái Lan lại coi sông Mê Kông là nguồn đánh bắt thủy sản phong phú để sản xuất thực phẩm và sinh kế của họ.
Còn 20 triệu người sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam lại lệ thuộc vào trầm tích và phù sa của dòng sông để phục vụ mùa màng và nuôi cá. Sự phối hợp ngày càng trở nên phức tạp hơn khi hiện tại Trung Quốc đang tài trợ xây đập thủy điện tại những quốc gia kém phát triển như Campuchia và Lào, cụ thể 11 đập lên kế hoạch ở hạ lưu Mê Kông thì có 6 đập do Trung Quốc hậu thuẫn. Khoảng 30 đập khác đang lên kế hoạch ở các nhánh sông.
Vào đầu tháng 3/2018, cảng Chiang Rai, trung tâm xuất khẩu quan trọng nhất ở miền Bắc Thái Lan đã mắc kẹt do mực nước sông thấp bất thường bởi việc chặn dòng chảy đột ngột từ các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn. Các doanh nghiệp địa phương đã kêu gọi Trung Quốc chia sẻ lịch trình mở nước từ các đập thủy điện.
Trung Quốc đồng ý cung cấp thông tin ngày mở nước trong các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Trung Quốc cho rằng thông tin đập là “chuyện nội bộ”. Hàng tá tàu chất đầy hàng hóa cho Trung Quốc đang hạ neo dọc 2 bờ sông Mê Kông giữa Myanmar và Lào vào giữa tháng 3/2018 và không thể nhích thêm được vì nước cạn. Một nhà xuất khẩu ước tính rằng khoảng 60 con tàu bị mắc cạn. Các chuyên gia cho rằng nguồn cung điện dư thừa ở tỉnh Vân Nam dẫn dẫn đến việc dừng dòng nước đột ngột cho các đập ở Lan Thương.
Nằm gần khu vực Tam giác vàng, giao thương là nguồn thu nhập chính của Chiang Rai (Thái Lan), nơi dòng Mê Kông hình thành ra các đường biên giới giữa Thái Lan, Lào và Myanmar. Khả năng Trung Quốc gây thiệt hại kinh tế bằng việc kiểm soát nguồn cung nước Mê Kông chính là mối đe dọa cho các quốc gia ở vùng hạ nguồn. “Trung Quốc xây dựng đập ở thượng nguồn Mê Kông có thể xem là một rủi ro địa chính trị cho các nước vùng hạ nguồn” – theo phân tích của ông Thitinan từ Đại học Chulalongkorn.
Không dừng ở đó, Bắc Kinh cũng chơi trò ngoại giao nước hết sức bẩn thỉu. Đợt hạn hán năm 2016, Bắc Kinh tuyên bố mở nước từ đập thủy điện thượng nguồn khoảng 1 tháng nhằm giảm bớt căng thẳng cho các nước láng giềng phương Nam, đặc biệt là Việt Nam. Thương mại song phương giữa 5 nước vùng ven sông Mê Kông với Trung Quốc vào khoảng 220 tỷ USD trong năm 2017, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đầu tư chạm mốc 42 tỷ USD.
Ủy hội sông Mê Kông (MRC), một tổ chức liên chính phủ gồm các quốc gia ven sông Mê Kông không bao gồm Trung Quốc, trong đó 4 quốc gia thành viên là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã thất bại trong việc thương thuyết tính hiệu quả của việc sử dụng nước sông Mê Kông với gã hàng xóm mạnh nhất. Thay vào đó, các nước này coi Trung Quốc là nhà đầu tư chính.
Vùng hạ sông Mê Kông được đặt trọng tâm trong sáng kiến Nhất Đới, Nhất Lộ được khởi xướng bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Năm 2014, Trung Quốc đã thành lập cái gọi là Khung hợp tác Lan Thương – sông Mê Kông (LMC), trong đó cung cấp các chương trình tài trợ cho 5 quốc gia ven sông Mê Kông. Trong hội nghị thượng đỉnh LMC tổ chức vào tháng Giêng năm 2018, Thủ tướng Lý Khắc Cường hứa hẹn Trung Quốc sẽ cung cấp 7 tỷ NDT (hay 1,08 tỷ USD) cho vay, thêm vào số tiền 10 tỷ NDT như đã hứa.
Ngoài ra tác động tiêu cực còn đến từ các đập thủy điện. Một bài báo đăng vào năm 2017 của Đại học Mae Fah Luang (Thái Lan) nói rằng nếu như 40 đập thủy diện lên kế hoạch ở sông Mê Kông và các nhánh sông của nó được xây dựng vào năm 2030, thì nền kinh tế của 4 quốc gia vùng lòng chảo hạ nguồn sẽ bị thiệt hại 7,3 tỷ USD. “Việc xây dựng các đập thủy điện ở hạ nguồn Mê Kông đã không được đánh giá đúng đắn về các tác động đối với dòng sông và những cộng đồng dân cư địa phương”- theo cảnh báo của bà Maureen Harris, giám đốc chương trình Đông Nam Á của tổ chức International Rivers.
Tuy nhiên nhu cầu dùng điện là có thật. Campuchia dự kiến sẽ kết nối 70% hộ gia đình ở nước này với lưới điện quốc gia vào năm 2030, xấp xỉ 50%. Lào, quốc gia nghèo nhất ở Đông Nam Á, lại là nước tích cực nhất trong phát triển đập thủy điện trên dòng Mê Kông. Quốc gia không giáp biển đặt kỳ vọng sẽ bán điện cho các nước láng giềng và trở thành “pin của Đông Nam Á”. Thái Lan, nhà tiêu trụ điện lớn nhất Đông Nam Á, đang hứa hẹn là nhà đầu tư cho các dự án thủy điện ở Lào và Campuchia. Việt Nam cũng đang mua điện từ 2 nước này.
Và như thế tham vọng hợp tác theo kiểu đe nẹt của Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á để rồi từng bước siết chặt dây thòng lọng đã hiện hữu!