Những hài cốt của binh lính Hoa Kỳ đã được Triều Tiên bàn giao đến Hawaii hôm thứ Tư (1/8), quân đội Mỹ sẽ bắt đầu một quá trình nhận dạng siêu năng mà các chuyên gia cho biết có thể mất từ 3 ngày đến 20 năm để hoàn thành.
Triều Tiên đã trao trả 55 hộp chứa hài cốt, được phủ lá cờ màu xanh trắng của Liên Hiệp Quốc, mỗi chiếc đều có cỡ nhỏ vừa để một người có thể mang được.
Đây là một thông điệp tốt về việc giữ lời hứa của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6, theo Reuters.
Ông Paul Cole làm việc tại phòng thí nghiệm nhận dạng trung tâm của Hawaii, một chuyên gia về nhận dạng hài cốt binh lính bị mất tích hoặc tù nhân thời chiến tranh cho biết, phần hài cốt còn lại trong mỗi hộp có thể không phải là của một người và có thể là những mảnh xương.
Phần tàn tích còn lại của những hài cốt phản ánh những tác động bạo lực mà con người phải chịu trong chiến tranh.
Tại phòng thí nghiệm, công việc sẽ được thực hiện để xác định xem hài cốt này có phải là của con người hay không. Sau đó, các chuyên gia sẽ đếm xương và đưa ra số lượng người tối thiểu có thể đươc nhận dạng trong cả lô hài cốt này.
Mỗi một mảnh xương sẽ cung cấp một đầu mối để nhận dạnh. Xương đùi biểu thị chiều cao, xương chậu biểu thị tuổi, xương mặt và hộp sọ cho biết quốc gia. Xương đòn và răng sẽ cung cấp một số so sánh tốt nhất với hồ sơ nhân sự mà Bộ Quốc phòng Mỹ đã lưu giữ cho những người phục vụ trong quân đội bị mất tích, ông Paul Cole cho biết.
Sau khi các mảnh xương đáp ứng yêu cầu kích thước, phòng thí nghiệm sẽ cắt và gửi một mảnh đến Phòng thí nghiệm nhận dạng DNA của quân đội, nơi nó sẽ được phân tích và so sánh với các mẫu tham chiếu của gia đình thân nhân họ.
Nếu xương quá nhỏ, không thể thực hiện phân tích DNA. Luật liên bang Mỹ cấm tiêu hủy bằng chứng trong thử nghiệm vì phân tích DNA sẽ phá hủy mảnh xương đó, theo ông Paul Cole.
Những thách thức trong quá trình nhận dạng này có thể kéo dài trong nhiều năm.
Ông Chuck Prichard, Giám đốc công vụ của Cơ quan Kế toán Nhân sự Quốc phòng POW/MIA, cho biết: “Các vấn đề như không có khả năng lấy DNA từ xương và thiếu mẫu tham chiếu DNA từ gia đình có thể là những trở ngại lớn” để tìm và xác định các binh lính mất tích.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong tháng này họ sẽ tiếp tục các hoạt động ngoại giao để tìm kiếm các hài cốt của người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Tổng cộng có 5.300 lính Mỹ được cho là đã bị mất tích ở Triều Tiên.