Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngHoạt động tập trận, tuần tra hàng hải của các nước ở...

Hoạt động tập trận, tuần tra hàng hải của các nước ở Biển Đông khiến TQ bất an và hành động đơn độc

Từ đầu năm 2018 đến nay, Mỹ và các nước đã triển khai hàng loạt cuộc tập trận, tuần trahàng hải ở Biển Đông nhằm đối phó vớihoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhóm tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ tiến hành tuần tra và tập trận ở Biển Đông hôm 11/3/2018. Nguồn: Sputnik news

Nhiều hoạt động tập trận, tuần tra hàng hải của các nước ở Biển Đông

Từ đầu năm 2018 đến nay, Mỹ và các nước đã tăng cường các cuộc tập trận chung, tuần tra hàng hải ở Biển Đông để ngăn chặn các hành động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.Trong đó, Hải quân Mỹ đã 08 lần điều tàu chiến đến Biển Đông và triển khai 02 máy bay ném bom chiến lược B-52 bay trên vùng trời Biển Đông.Anh, Australia, Pháp, Nhật Bản và Australiacũng đều đã cử tàu chiến đến vùng biển này để khẳng định tự do hàng hải và hàng không theo luật pháp quốc tế, cũng như để đối phó với những hoạt động quân sự hóa phục vụ ý đồ kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Tháng 4/2018, 03 tàu chiến hải quân Australia đi qua Biển Đông, tiến hành thăm hữu nghị Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác song phương và khẳng định các cam kết về tự do hàng hải, hàng không theo luật pháp quốc tế. Tháng 3/2018, tàu khu trục HMS Sutherland và Type 23 của Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành tuần tra hàng hải ở Biển Đông, sau khi tham gia huấn luyện với Hải quân Australia. Tháng 5/2018, 01 tàu hộ vệ và 01 tàu tấn công của Pháp đã đi qua khu vực đảo, đá ngầm do Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. Nhật Bản dự kiến điều tàu sân bay trực thăng lớp Izumo đi qua Biển Đông trong tháng 9 tới như năm 2017. Gần đây nhất từ hôm 27/6, Mỹ và 25 quốc gia, bao gồm các nước xung quanh Biển Đông như Brunei, Malaysia, Philippines… với khoảng 25.000 binh sĩ, hàng chục tàu chiến đã tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018, cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức ở vùng biển ngoài khơi Hawaii và miền Nam bang California (Mỹ). Trung Quốc vốn được Mỹ mời tham dự cuộc tập trận này, xong đã bị Mỹ rút lại do các hành động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc phản ứng đơn độc và ngang ngược

Trước các hoạt động quốc tế, đa phương của các nước, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra các tuyên bố đơn phương phản đối về mặt ngoại giao và báo chí, đồng thời trên thực địa, Trung Quốc cũng đã điều tàu chiến, huy động tàu dân binh theo đuôi, quấy nhiễu tàu thuyền các nước khi đi ngang qua hoặc tập trận, tuần tra tự do hàng hải ở các vùng biển theo quy định của luật pháp quốc tế. Trung Quốc khẳng định ngang ngược rằng họ chính là “chủ nhân” của Biển Đông và các nước khi vào vùng biển này phải xin phép và được sự đồng ý của Trung Quốc. Trung Quốc đã điều một tàu trinh sát đến do thám cuộc tập trận RIMPAC 2018. Từ ngày 2/2 đến ngày 26/2, Biên đội Huấn luyện thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành tập trận tại các khu vực Biển Đông, Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương với các tình huống giả định về phòng không, bảo vệ hàng hải và tác chiến trên biển. Cùng thời điểm này, Trung Quốc (22/2) đã triển khai 04 tàu hải cảnh và 02 tàu cá dân binh tại bãi cạn Scarborough và 01 tàu hộ vệ tên lửa để theo dõi, giám sát hoạt động của Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ khi đang trên đường tới thăm hữu nghị Việt Nam và Philippines. Ngày 23/3, Trung Quốc triển khai 02 tàu hộ vệ tên lửa là “Lục Bàn Thủy” (514) và “Hoàng Sơn” (570) ra Biển Đông để ngăn cản tàu khu trục Mustin của Mỹ đang tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ra tuyên bố phản đối, cho rằng “Mỹ gây tổn hại an ninh, chủ quyền của Trung Quốc và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực”. Tháng 4/2018, Trung Quốc còn tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn trong thời gian hai ngày ở khu vực Biển Đông, lực lượng tham gia gồm 48 tàu chiến và 10.000 binh sĩ. Sau tập trận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham gia một cuộc duyệt binh trên biển quy mô chưa từng có của hải quân Trung Quốc, qua đó phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Biển Đông của Đài Loan Jonathan Spangler cho rằng Trung Quốc muốn đuổi các nước khác ra khỏi Biển Đông và đã chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc xung đột xảy ra trên Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới