Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ đã thất bại với cả 3 “quân bài” trong chiến tranh...

TQ đã thất bại với cả 3 “quân bài” trong chiến tranh thương mại với Mỹ

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác từ năm 2014 đến năm 2017.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: The Japan Times.

Business Insider đưa tin ngày 18/8 cho biết Trung Quốc thường xuyên phản đối các hoạt động quân sự và hàng hải của Mỹ và các quốc gia khác cái mà họ tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình và gọi các hoạt động này là “do thám tầm gần”. 

Đặc biệt, kể từ sau khi Trung Quốc tăng cường quân sự hóa và bồi đắp trái phép trên Biển Đông, thì Bắc Kinh càng phản đối các nước khác hoạt động tại các khu vực nước này tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế. Không chỉ phản đối các nước hoạt động quân sự, Trung Quốc còn phản đối các tàu thuyền nước ngoài đi qua khu vực này.

Trước những động thái của Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác đã trích dẫn điều luật được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), cho phép các nước hoạt động quân sự trong các vùng đặc quyền kinh tế.

Bộ Quốc phòng Mỹ tung bằng chứng mới

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, những hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển hoàn toàn ngược lại với những tuyên bố của họ.

Lầu Năm Góc vừa qua đã công bố bằng chứng cho thấy quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác từ năm 2014 đến năm 2017.

Trong báo cáo thường niên về quân đội Trung Quốc mới được công bố tuần này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã viết:

“Mặc dù Trung Quốc không tuân thủ các luật lệ được quy ước trong UNCLOS và luôn phản đối các quốc gia khác hoạt động quân sự trong vùng họ coi là đặc quyền kinh tế, nhưng trong những năm gần đây PLA lại tiến hành những động thái tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác”.

Kể từ năm 2014, hải quân Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động mà Bộ Quốc phòng Mỹ gọi là các chiến dịch quân sự “không mời mà đến” trên vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Năm 2017, một tàu do thám của Trung Quốc đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Australia để theo dõi các tàu chiến của Mỹ và Australia tham gia tập trận.

Cũng trong năm 2017, tàu Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ quanh quần đảo Aleutia, có thể với mục đích do thám việc thử nghiệm hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Ngoài ra Trung Quốc còn tiến hành nhiều hoạt động trên không và trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản trong năm 2017.

Bắc Kinh cũng đã đưa các thiết bị tới căn cứ nước ngoài đầu tiên của nước này tại Djibouti, có vị trí ở rất gần một căn cứ quân sự lớn của Mỹ.

Năm nay, Trung Quốc đã cử tàu do thám tới theo dõi cuộc diễn tập RIMPAC 2018 do Mỹ tổ chức ở Hawaii do không được mời tham dự cuộc diễn tập này. Tuy nhiên có thông tin cho biết trước đó Trung Quốc cũng đã từng cử tàu do thám tới gần các cuộc diễn tập RIMPAC năm 2014 và 2016.

Tuy nhiên, theo Business Insider, Mỹ và các quốc gia có liên quan đã không lên tiếng phản đối sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, bởi đó là chuyện hợp pháp trong khuôn khổ UNCLOS. Tuy nhiên Trung Quốc không phản ứng như vậy, mà lại phản đối các nước khác hoạt động trong nơi họ tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Trên Biển Đông, Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành các nhiệm vụ tuần tra quanh các đảo do Trung Quốc bồi đắp trái phép để thể hiện tự do hàng hải, đồng thời để khẳng định rằng Wasington không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các khu vực này.

Bộ Quốc phòng Mỹ cam kết nước này sẽ tiếp tục chống lại các hành vi trái với luật pháp quốc tế và đảm bảo tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới