Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ chặn vũ khí Nga, hứa hão giúp Philippines chống TQ

Mỹ chặn vũ khí Nga, hứa hão giúp Philippines chống TQ

Chuyên gia Nga nhận định, Mỹ không muốn Philipines mua vũ khí Nga để bảo vệ chủ quyền, trong khi hứa hão về việc bảo vệ Manila trước Bắc Kinh.

Philippines muốn mua trực thăng, tàu ngầm Nga

Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosoboronexport là ông Alexander Mikheyev thông báo với các phóng viên tại diễn đàn “Quân đội – 2018” rằng, Philippines quan tâm đến việc mua máy bay trực thăng quân sự, các loại xe thiết giáp và vũ khí hạng nhẹ do Nga sản xuất.

“Có thể nói rằng Philippines là đối tác mới của Nga. Chúng tôi kỳ vọng rằng, rằng Bộ Quốc phòng Philippine sẽ quan tâm đến sản phẩm của các tập đoàn quân sự-công nghiệp của Nga. Đó bao gồm thiết bị trực thăng, vũ khí hạng nhẹ, thiết bị ô tô” – ông Mikheyev cho biết.

Theo nhà lãnh đạo Rosoboronexport, hiện tại các chuyên gia thuộc tập đoàn đang tiến hành tư vấn sản phẩm, có thể trong tương lai gần tập đoàn sẽ đạt được một số kết quả sơ bộ.

Tạp chí Mirror phiên bản tại Philippines trước đó cũng cho biết, Manila chưa từ bỏ ý tưởng mua tàu ngầm diessel-điện của Nga thuộc lớp Varsharvyanka (tức lớp Kilo, theo định danh của NATO)

Theo ấn phẩm, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã có những thảo luận về thương vụ này tại cuộc họp với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu sẽ diễn ra trong chuyến thăm Moscow của ông hôm 16/8.

Hồi đầu tháng này, xuất hiện thông tin rầm rộ về việc Philippines đang nhắm tới các tàu ngầm tấn công diessel-điện thuộc Đề án 636 (Project 639) lớp “Varshavyanka” do Nga sản xuất (NATO gọi là lớp Kilo), nhằm tăng sức mạnh cho hải quân nước này.

Người phát ngôn hải quân Philippines Jonathan Zata thông báo rằng, Moscow và Manila đang soạn thảo biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác này. Việc ký biên bản ghi nhớ sẽ là bước tiếp theo trong quá trình hình thành lực lượng tàu ngầm của Philippines.

Hồi cuối tháng 7, nước này xác nhận đang tìm đối tác cung cấp tàu ngầm và nghiên cứu học thuyết tác chiến dưới đáy biển còn rất mới mẻ đối với hải quân Philippines, và Nga đã đáp ứng được yêu cầu của họ.

Theo tiết lộ của các quan chức Bộ quốc phòng Philippines, thỏa thuận giữa hai bên không chỉ đơn thuần là mua sắm một vài chiếc tàu ngầm, mà Nga còn giúp Philippines nghiên cứu các vấn đề cần thiết đối với lực lượng tàu ngầm tương lai của nước này.

Ngoài ra, một số quan chức Philippines đã được mời đến thăm các nhà máy đóng tàu ngầm tại Nga để tham quan mô hình và tìm hiểu tính năng của các phương tiện tác chiến dưới đáy biển tối tân của Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 16/8 đã lên đường tới Nga. Mục đích chuyến đi không được tiết lộ, nhưng nguồn tin giấu tên cho biết ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và nhiều quan chức quân sự cấp cao tại thủ đô Moscow.

Và tất nhiên là người đứng đầu quân đội Philippines sẽ không bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này để thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự tiềm năng giữa hai nước.

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác về kỹ thuật quân sự Nga-Philippines đang đứng trước những thách thức từ Mỹ – đồng minh lâu đời của chính quyền Manila.

Phát biểu tại Manila hôm 17/8, Trợ lý Thư ký An ninh Quốc gia Mỹ Randall Schriver cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn là đồng minh tốt của Philippines và sẽ giúp nước này có “phản ứng thích hợp” đáp trả Trung Quốc, nếu Bắc Kinh tấn công Philippines.

Quan chức Mỹ phân tích, đối với bất cứ quốc gia nào, việc mua sắm các hệ thống vũ khí quy mô lớn không chỉ đơn thuần là việc tăng cường năng lực tác chiến, mà còn là khoản đầu tư vào quan hệ ngoại giao. Điều này sẽ rất có lợi cho an ninh quốc gia của đất nước đó.

“Những khí tài của Washington hiện nay là chìa khóa để bảo đảm khả năng tương thích, phối hợp giữa quân đội Mỹ và Philippines” – ông Schriver nhấn mạnh về tầm quan trọng của vũ khí Mỹ đối với Quân đội Philippines và cả với quốc gia này.

Mỹ sẽ không bảo vệ Philippines trước Trung Quốc

Nhà phân tích Piotr Tsvetov của Nga cho biết, Philippines cũng như một số nước khác ở Đông Nam Á, đang có tranh chấp trong quan hệ với Trung Quốc về một số đảo ở Biển Đông. Đặc biệt, Philippines và Trung Quốc đã nhiều lần đứng trên bờ vực chiến tranh do lãnh thổ xung quanh Bãi cạn Scarborough.

Có thể thấy rằng từ khi Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines, cách tiếp cận của Manila trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã có một số thay đổi.

Ông Duterte không ủng hộ việc giải quyết vấn đề chủ quyền bằng vũ lực, nhiều lần ông nói rõ rằng Manila và Bắc Kinh nên giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng phương tiện ngoại giao.

Mấy hôm trước, Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc thay đổi cách ứng xử của mình ở Biển Đông, chấm dứt đe dọa các nước có tàu và máy bay đang ở gần quần đảo tranh chấp.

Tổng thống Duterte quyết định rằng, hợp tác với Trung Quốc (đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế) sẽ tốt hơn là đối đầu với quốc gia mạnh nhất châu Á. Ông nhiều lần tuyên bố rằng quân đội Philippines sẽ không cầm cự nổi một ngày nếu khởi chiến với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Dutherte chẳng dễ dàng gì trong việc chứng tỏ thái độ thân thiện trong quan hệ với Trung Quốc. Khảo sát gần đây cho thấy chỉ có 17% ​​số người được hỏi ở Philippines tin tưởng Trung Quốc.

Một ví dụ khác về tâm trạng bài Trung Quốc trong xã hội Philippines hiện nay là các phương tiện truyền thông nước này bắt đầu xuất hiện các bài viết nói rằng bất chấp những lời hứa hẹn của mình, Bắc Kinh rất ít giúp đỡ Manila trong lĩnh vực hợp tác kinh tế.

  

Theo Nga, tuyên bố của các quan chức Mỹ về bảo vệ Philipines trước Trung Quốc là giả dối

Ngoài ra, dư luận Philippines cũng lên tiếng đòi tổng thống phải tuân thủ phán quyết của Tòa án La Haye hai năm trước đây đã khẳng định rằng, chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông là bất hợp pháp.

Cách đây không lâu, trong thông điệp gửi nhân dân cả nước đọc tại Quốc hội, ông đã nói rằng, cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh không có nghĩa là Manila từ bỏ việc bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Tây Philippines (tên Philippines tự đặt cho Biển Đông).

Để bảo vệ chủ quyền của đất nước, Tổng thống Duterte tìm cách tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, đặc biệt là thiết lập hợp tác quân sự với Nga.

Washington cũng không chịu lép vế, họ bắt đầu đua tranh với Moscow bằng luận điệu đe dọa Manila về quan hệ song phương và tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ nước này chống tham vọng bành trướng của Bắc Kinh và cam kết rằng, tàu thuyền Mỹ vẫn đi lại trong vùng biển này và máy bay Mỹ vẫn tiếp tục bay trên các hòn đảo.

Quan chức cao cấp của Mỹ Randall Schriver quyết định lợi dụng tâm trạng chống Trung Quốc của người Philippines và cũng cố gắng cảnh báo chính quyền Philippines trong việc mua tàu ngầm của Nga. Ông ta công khai tuyên bố rằng, đối với Manila, Mỹ là đối tác tốt hơn so với Nga.

Chuyên gia Nga Piotr Tsvetov kết luận, luận điệu của Mỹ rõ ràng là không có điều gì mới mẻ, Washington không hề nghĩ nhiều về việc bảo vệ chủ quyền của Philippines, mà chỉ xúi giục các quốc gia Đông Nam Á chống Trung Quốc và bài Nga.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới