Monday, January 13, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiPhương Tây nản lòng vì Nga quá quan trọng

Phương Tây nản lòng vì Nga quá quan trọng

Nga quá quan trọng: xuất khẩu khí đốt và lúa mì lớn nhất, xản xuất dầu lớn thứ hai, nguồn cung khí đốt lớn nhất, rẻ nhất cho châu Âu….

Nga quá quan trọng

Hãng tin Reuters vừa có bài phân tích về cách thức trừng phạt chống lại Nga mà phương Tây đang tiến hành. Theo hãng tin này, Mỹ và các đồng minh ngày càng nản lòng với những hành động của Nga, trong số đó có các vấn đề ở Ukraine, Syria và các cáo buộc can thiệp bầu cử.

Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt và đóng cửa lãnh sự quán Nga tại San Francisco và Seattle cũng như các cơ sở nghỉ dưỡng ở Maryland và New York – những nơi được cho là đã được Nga sử dụng cho các mục đích tình báo. Tuần này, Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới và dự báo sẽ còn áp đặt thêm trong tương lai.

Reuters cho rằng việc chọn các biện pháp trừng phạt đòi hỏi sự cẩn trọng. Mục đích của các biện pháp trừng phạt là “trừng trị” Nga như hạn chế việc tiếp cận hệ thống tài chính phương Tây và công nghệ năng lượng, nhưng không cô lập người dân Nga, ví dụ việc hạn chế các hoạt động như giao lưu nhân dân hay đối thoại ngoại giao với phương Tây.

Hãng tin này thừa nhận Nga quá quan trọng nên không thể bị cô lập và các đồng minh của Mỹ có thể phản đối điều này. Nga là nhà xuất khẩu khí đốt và lúa mì lớn nhất, là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ hai và là nước xuất khẩu than đá lớn thứ ba của thế giới.

Nga là nguồn cung cấp khi đốt lớn nhất và rẻ nhất của châu Âu. Nga là vùng đất và tuyến đường hàng không quan trọng giữa Trung Quốc và châu Âu, và là một siêu cường hạt nhân.

Reuters cho rằng chiến lược lâu nay của phương Tây là làm cho Nga tham gia sâu vào hệ thống quốc tế và đây vẫn là mục tiêu đúng đắn. Moscow được cho là nhiều khả năng sẽ hợp tác hơn nếu có vai trò lớn hơn trong hệ thống toàn cầu.

Ví dụ được nêu ra là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2011, Nga đã hoạt động theo quy định. Trong các vụ kiện ra WTO mới nhất, Nga thua khi thách thức luật lệ của EU đối với thị trường khí đốt, nhưng cam kết chấm dứt các hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô không phù hợp với những nghĩa vụ WTO.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tán dương “khung kinh tế vĩ mô vững mạnh” của Nga dù những rào cản cấu trúc đã làm yếu đi khả năng sản xuất.

Nga đã mạo hiểm mối quan hệ thân cận với Iran khi làm việc với các cường quốc khác để đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Phuong Tay nan long vi Nga qua quan trong
Không thể phủ nhận Nga đang chao đảo vì các biện pháp trừng phạt mới của Nga

Tuy nhiên, căng thẳng gia tăng trong thời gian qua có thể sẽ tiếp tục làm xấu đi quan hệ giữa Nga và phương Tây. Mỹ dự kiến sẽ tiến hành trừng phạt Nga do cáo buộc của chính quyền Anh rằng Moscow sử dụng chất độc thần kinh bị cấm để đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái ông ta tại Anh hồi tháng 3 (Nga nhiều lần bác bỏ cáo buộc này).

Các biện pháp của Washington chống lại Moscow bao gồm thắt chặt kiếm soát việc xuất khẩu công nghệ Mỹ sang Nga. Trong vòng 90 ngày nếu Nga không đưa ra những cam kết đầy đủ về hoạt động vũ khí hóa học của mình, có thể Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt rộng rãi hơn được quy định trong Luật kiểm soát vũ khí hóa, sinh học và loại bỏ chiến tranh (CBW) năm 1991.

Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ đang xem xét các dự luật được lưỡng đảng bảo trợ, như Luật bảo vệ an ninh Mỹ trước sự gây hấn của Kremlin năm 2018 – dự luật có thể dẫn đến việc cấm người Mỹ mua trái phiếu Nga, trừng phạt các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Nga và hạn chế sự đầu tư của Mỹ và các nước khác vào các dự án năng lượng có liên quan đến nhà nước Nga.

Reuters cho rằng, khi xem xét các lựa chọn, Washington nên lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt sẽ hiệu quả nhất nếu đưa ra sự “động viên cho hành vi ứng xử tốt”. Đó là phải làm Moscow tin rằng các biện pháp trừng phạt sẽ được nới lỏng hoặc kết thúc nếu Nga sẽ chấm dứt những hoạt động của mình, sẽ tiếp tục trừng phạt nếu Nga không chấm dứt các hành vi của mình.

Theo đó, Mỹ nên tránh các biện pháp trừng phạt hay các bước đi khác nhằm cô lập Nga với phần còn lại của thế giới. Ví dụ như theo Luật Vũ khí hóa và sinh học, Washington có thể cấm các chuyến bay của Aeroflot đến Mỹ, nhưng điều này sẽ làm mất đi các cơ hội để sinh viên, khách du lịch và doanh nhân Nga tìm hiểu về nước Mỹ cũng như để phát triển quan hệ trong những lĩnh vực không nhạy cảm.

Phương Tây muốn trừng phạt Nga một cách “đạo đức”?

Mỹ cũng có thể tạm dừng quan hệ ngoại giao lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Franklin Roosevelt thiết lập với Moskva năm 1933, nhưng đó có thể là một sự phản ứng không tương xứng với vụ Skripal. Hơn nữa cắt đứt quan hệ ngoại giao có thể làm gia tăng nguy cơ hiểu nhầm hay thậm chí là xung đột quân sự.

Ngày 22/8, Mỹ đã áp đặt gói biện pháp trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cáo buộc đầu độc cựu điệp viên Nga tại Anh, áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng của Nga, xuất khẩu tất cả các hàng hóa và công nghệ “nhạy cảm” liên quan đến an ninh quốc gia của Mỹ, cũng như xuất khẩu hàng điện tử, trang thiết bị và công nghệ dầu mỏ.

Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Aleksey Kondrachev tuyên bố: “Sẽ không phải chờ đợi lâu câu trả lời của Nga, 100% là như vậy. Không thể bay vào vũ trụ bằng động cơ của Nga đồng thời lại áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Nga”. Theo lời ông Kondrachev, phòng vệ và đưa ra biện pháp đáp trả là nghĩa vụ của quốc gia.

Ngành hàng không vũ trụ Mỹ vẫn phụ thuộc lớn vào động cơ tên lửa do Nga sản xuất

Giữa lúc căng thẳng lên cao, phương Tây tiếp tục thể hiện sự lo ngại trước các động thái mới của lực lượng vũ trang Nga. Ngày 20/8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trong tháng 9 tới sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô nhất từ khi Liên bang Xôviết sụp đổ. Các cuộc tập trận có tên Vostok 2018 sẽ có sự tham gia của hàng nghìn binh sỹ để thực hiện một bài tập quan trọng nhằm thử nghiệm khả năng sẵn sàng của quân đội.

Các binh sỹ từ Trung Quốc và Mông Cổ cũng có mặt trong cuộc tập trận này. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hoạt động này sẽ có “quy mô chưa từng có”, thậm chí còn có thể so sánh với cuộc tập trận Zapad-81 thời Xô Viết với khoảng 150.000 người tham dự.

RELATED ARTICLES

Tin mới