Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tinTập trận vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Nga: Tình tiết...

Tập trận vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Nga: Tình tiết khiến TQ mừng húm, Mỹ toát mồ hôi

Cuộc tập trận quân sự chiến lược quy mô lớn Vostok-2018 (Phương Đông 2018) của Nga sẽ được tiến hành vào tháng 9 tới.

Binh sĩ Trung Quốc tham gia một hoạt động diễu binh năm 2017 (Ảnh: AP)

Nga mời tập trận, Trung Quốc thở phào

Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9, Quân giải phóng nhân dân (PLA) sẽ lần đầu tiên cử lực lượng tới Nga để tham gia cuộc tập trận do quân đội Nga tổ chức.

Giới phân tích cho rằng, đây là tín hiệu quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung trong lĩnh vực quân sự và an ninh đã trở nên sâu sắc hơn.

“Khác với các cuộc tập trận quân sự Nga-Trung trước đây, các cuộc tập trận trong chuỗi ‘Vostok’ sẽ chỉ do Nga tiến hành,” một chuyên gia quân sự giấu tên nói với Hoàn Cầu hôm 20, và nói thêm rằng sự hiện diện của Trung Quốc trong Vostok-2018 vào thời điểm này cũng gửi đi thông điệp mạnh.

Trước hết, việc Nga mời PLA tham gia Vostok-2018 đã hóa giải lo ngại trước đó từ giới quan sát Trung Quốc về khả năng cuộc tập trận khổng lồ này là một “mũi giáo” chĩa vào Bắc Kinh.

“Trước đây mọi người lo sợ các cuộc tập trận Vostok của Nga là hành động nhằm vào Trung Quốc, nhưng sự tham gia của Trung Quốc lần này chứng minh giả thuyết đó là sai,” chuyên gia nêu trên nhận xét.

Cuộc tập trận Vostok-10 diễn ra ở Đông Bắc Á hồi năm 2010 được đánh giá là hành động “biểu dương lực lượng” của Moskva nhằm cảnh báo Trung Quốc.

Đến nay, theo Asia Times, quan hệ hợp tác Nga-Trung thể hiện trong hội thao quân sự International Army Games tại Nga và các cuộc tập trận chung hồi đầu tháng 8 “dưới sự bảo trợ của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)” là minh chứng cho “tình anh em bền vững” giữa hai cường quốc hạt nhân.

Theo thông tin do Nga cung cấp, Vostok-2018 tập trung vào xử lý các thách thức an ninh truyền thống, không giống với tiêu điểm là đe dọa an ninh phi truyền thống như các cuộc tập trận chung Nga-Trung trước đây.

Vostok-2018 là một trong 4 hoạt động tập trận định kỳ quy mô lớn của Nga, bên cạnh Zapad, Central và Caucasus. Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết cuộc tập trận sắp tới sẽ là tập trận lớn nhất “kể từ Zapad-81”, “có quy mô chưa từng thấy cả về phạm vi lẫn số lượng binh sĩ tham gia”.

“Khu vực tập trận Vostok-2018 sẽ trải trên các khu vực quân sự ở miền trung và miền Đông nước Nga, với sự tham gia của Hạm đội phương Bắc, không quân, hàng không tầm xa và vận tải. Các bộ phận chỉ huy và kiểm soát quân sự của PLA Trung Quốc cùng Lực lượng vũ trang Mông Cổ sẽ tham gia,” ông Shoigu thống báo.

Cuộc tập trận Zapad-81, do quân đội Liên Xô tổ chức vào tháng 9/1981, với số lượng binh sĩ được huy động đến 150.000 người cùng hàng loạt vũ khí tân tiến được thử nghiệm, gồm tên lửa đạn đạo tầm trung RSD-10 (NATO gọi là SS-20 Saber).

Hoạt động tập trận chung trong Vostok-2018 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 15/9 tại khu huấn luyện Tsugol ở vùng Trans-Baikal của Nga. PLA cử 3.200 sĩ quan và quân nhân, hơn 900 khí tài cùng 30 trực thăng, máy bay.

Thông điệp cảnh báo Mỹ

Theo tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Nga, ông Igor Korotchenko, trong bối cảnh sức ép mà chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng lên Nga và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, cuộc tập trận Vostok là lời cảnh báo gửi Washington rằng ý định kiềm chế Nga-Trung sẽ không thành công.

Trang Sina (Trung Quốc) đánh giá, Trung Quốc chưa có đủ thực lực để ngăn cản Mỹ, nhưng Nga-Trung “bắt tay” có thể tạo thành một đối trọng lớn với Washington.

Bên cạnh thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc và gia tăng trừng phạt Nga-Trung liên quan đến các công ty làm ăn với Triều Tiên, Washington đe dọa Bắc Kinh sẽ tiếp tục bị trừng phạt nếu nhập khẩu dầu của Iran.

Hãng TASS (Nga) cho hay, việc Nga-Trung xích lại gần nhau hơn là xu hướng để chống lại sức ép từ Mỹ. Theo đó, quan hệ hợp tác song phương có thể tiến lên giai đoạn mới.

Nhà phân tích quân sự Viktor Murakhovsk nói, thông thường ý nghĩa chính trị trong các cuộc tập trận giữa Nga và Trung Quốc thường lớn hơn giá trị quân sự, mục đích chủ yếu là phô trương quan hệ hợp tác và gửi tín hiệu chính trị ra quốc tế.

“Tập trận có ý nghĩa tượng trưng rất quan trọng. Thông điệp mà nó chuyển tải là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ngày càng mật thiết, và đang dần mở rộng từ các lĩnh vực như chính trị sang lĩnh vực quân sự,” ông nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới