Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung ngày càng căng thẳng. Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp mức thuế cao hơn đối với hàng hóa của Trung Quốc. Ông Trump tuyên bố,sẵn sàng đánh thuế tất cả hàng nhập khẩu từ nước này chỉ “trong thời gian ngắn tới đây”.
Như vậy, cơ hội để Trung Quốc thoát khỏi xung đột thương mại với Mỹ với ít thiệt hại càng trở nên mỏng manh.Trước tình hình gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia, Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Zhou Xiaochuan cảnh báo: “Trong khi, các nhà kinh tế ghi nhận tác động ngay lập tức của căng thẳng thương mại là hữu hạn, thì tác động đến niềm tin kinh tế có thể lớn hơn”.
Dữ liệu thương mại tháng 8 vừa được công bốđã phản ánh cả nguyên nhân và ảnh hưởng từ những bất đồng không thể thỏa thuận tác động đến Mỹ – thặng dư thương mại đã tăng lên mức kỷ lục, trong khi tổng mức tăng trưởng xuất khẩu chậm lại. Điểm sáng duy nhất là tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn dự kiến, báo hiệu nhu cầu trong nước của Mỹ hiện đang neo ở mức cao.
Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dươngcủa IHS Markit,ôngRajiv Biswas,nói: “Với các biện pháp thuế quan lớn của Mỹ nếu áp dụng nay mai, tăng trưởng trong năm tới của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp thuế quan đối với Trung Quốc, thì khu vực xuất khẩu sẽ phải đối mặt đầy rẫy khó khăn, bất chấp các biện pháp của chính phủ nhằm giảm các tác động tiêu cực.”
Đối phó với Washington, vài giờ trước những lời “đe dọa” của Trump, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ cho một số lĩnh vực xuất khẩu bị các chính sách thuế quan cao hơn của Mỹ nhắm tới. Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, sẽ tăng tỷ lệ chiết khấu đối với hoạt động xuất khẩu cho 397 nhóm hàng hóa, từ dầu nhờn đến sách của trẻ em. Điều này có nghĩa là các công ty đưa các sản phẩm đó ra nước ngoài sẽ phải trả ít thuế giá trị gia tăng hơn. Các mức mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9.
Theo dữ liệu được công bố mới nhất, tính toán của Bloomberg cho thấy, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tăng lên 31,1 tỷ USD trong tháng 8, bất chấp xuất khẩu tăng với tốc độ chậm nhất kể từ hồi tháng 3 năm nay. Đơn giá bằng đồng USD của các lô hàng đã tăng 9,8%.Gai Xinzhe, một nhà phân tích của Ngân hàng Tài chính Quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh cho biết: “Xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh hơn so với tháng trước do các nhà xuất khẩu đẩy mạnh thực hiện đơn hàng trước khi các khoản thuế bổ sung trị giá 200 tỷ USD đối hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực”. Theo đó, sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ nhanh hơn cũng thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu.
Cựu Bộ trưởng Ngân khố Mỹ tại Bắc Kinh, ôngDavid Dollar, cho rằng: “Tác nhân quan trọng của việc thặng dư thương mại tăng mạnh giữa Trung Quốc với Mỹ là chính sách kích thích tài khóa kiểu Keynes của ông Trump, khi nền kinh tế đã tới hạn. Và thuế nhập khẩu dường như không thay đổi được điều đó”.
Lúc này nhà cầm quyền Bắc Kinh phải vật lộn với suy giảm kinh tế do chính sách gây ra, cùng với những tác động rất khó xác định từ cuộc chiến thương mại. Nếu như trước đây Bắc Kinh chỉ lo giảm bớt các chính sách kiềm chế nợ, thì nay phải tìm kiếm biện pháp phòng ngừa rủi ro suy giảm kinh tế trong tương lai.”Tăng trưởng xuất khẩu có thể giảm tốc xuống 5 đến 10% trong vài tháng tới, sau đó tăng chậm hơn vào năm 2019 vì căng thẳng thương mại và sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu” – Larry Hu, nhà kinh tế tại Macquarie Securities Ltd nhận định. Ông L. Hu nói tiếp: “Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang leo thang do những phát ngôn của Tổng thống Trump hôm thứ Sáu tuần trước.”
Việc chuyển đổi sang chính sách nới lỏng, giảm tăng trưởng xuất khẩu sẽ gia tăng mạnh mẽ sức ép lên Bắc Kinh. Lí do rất đơn giản, xuất khẩu giá trị gia tăng đóng góp khoảng 10 phần trăm GDP của Trung Quốc. Sự suy giảm thu nhập xuất khẩu cho thấy Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi tăng trưởng.
Nếu xảy ra cuộc chiến thương mại toàn diện, Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi sự thay đổi trong tâm lý thị trường, hơn là ảnh hưởng trực tiếp từ thuế quan. Ông Zhou Xiaochuanphác họa về bức tranh đen tối của kinh tế Trung Quốc: “Mọi người trở nên lo lắng!Nhưng không ai thật sự biết rõ những gì đang xảy ra. Đột nhiên có một cuộc chiến thương mại ập đến. Và họ có thể sẽ thay đổi suy nghĩ về đầu tư đối với chứng khoán của mình”.