Khi sự phát triển của vũ khí siêu thanh đã trở thành mối đe dọa cho quân đội Mỹ, một trong những cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng đầu của Lầu Năm Góc quyết định tiên phong mở đường với một dự án phòng thủ mới, tìm giải pháp đánh chặn các đầu đạn bay với tốc độ gấp nhiều lần âm thanh.
Ý tưởng đánh chặn động năng tên lửa siêu âm của DARPA. Ảnh The Drive
Theo The Drive, Cơ quan quản lý nghiên cứu Các dự án tiên tiến Quốc phòng (DARPA) đề xuất một dự án mới, có tên gọi là Glide Breaker.
Dự án này nghiên cứu những “công nghệ hợp phần” khác nhau, cần thiết cho một hoặc nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa, trọng tâm nghiên cứu một vũ khí đánh chặn động năng các đầu đạn, bay với tốc độ siêu âm trong không trung.
DARPA giới thiệu khái niệm về vũ khí đánh chặn của dự án Glide Breaker lần đầu tiên tại Hội nghị chuyên đề D60, được tổ chức để kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập cơ quan tháng 09.2018.
Văn phòng Công nghệ chiến thuật của cơ quan trước đó đã tổ chức một cuộc họp nhằm giải thích nội dung dự án và nhưng yêu cầu của dự án đối với các bên quan tâm tháng 07.2018.
“Mục tiêu của chương trình Glide Breaker là tăng cường năng lực phòng thủ của Mỹ chống lại vũ khí siêu âm và tất cả các mối đe dọa siêu âm”, DARPA tuyên bố trong thông báo chính thức “Ngày đề xuất” tháng 07.2018″. Trọng tâm là các công nghệ thành phần làm triệt giảm nguy cơ phát triển và tích hợp thành một hệ thống tấn công khó bị tiêu diệt.
Có rất ít chi tiết được công khai khác về chương trình. Trong ngân sách của năm tài chính 2019, DARPA không yêu cầu bất kỳ khoản tiền nào cho chương trình Glide Breaker để nghiên cứu và phát triển hệ thống phòng thủ đầu đạn siêu thanh.
Cũng không rõ Glide Breaker có mối liên quan đến dự án phòng thủ của Cơ quan phòng thủ tên lửa (MDA), trong đó bao gồm các kế hoạch phát triển hệ thống tên lửa siêu âm. Tính đến tháng 2.2018, MDA dự kiến sẽ cung cấp 700 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển dự án, có thể được thông qua gần nhất là năm 2023.
Khái niệm của DARPA cho thấy các đầu đạn đánh chặn bằng động năng, phá hủy các phương tiện bay siêu âm hoàn toàn không phù hợp với tên gọi của chương trình. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu và phát triển công nghệ để ngăn chặn tất cả các mối đe dọa từ đầu đạn siêu âm và nguy cơ vũ khí siêu âm cho thấy.
Một hệ thống như vậy sẽ chỉ là một hợp phần của chương trình nghiên cứu hệ thống phòng thủ nhiều lớp, ngăn chặn các đầu đạn trượt trên sóng xung kích và cơ động linh hoạt trong môi trường không gian plasma (không lực cản).
Từ “Breaker” xuất phát từ hai chương trình của DARPA trước đó là Assault Breaker và Tank Breaker , cả hai đều là dự án thời Chiến tranh Lạnh có nội dung tập trung vào việc tiêu diệt các đơn vị tăng, thiết giáp của Liên Xô.
Chương trình này cũng có một phương pháp tiếp cận mục tiêu từ nhiều hướng, nền tảng cho sự phát triển của hàng loạt các cảm biến trên không và mặt đất, hệ thống vũ khí chống tăng và các công nghệ quang điện tử khác.
Assault Breaker là chương trình nghiên cứu và những công nghệ đề xuất đã hình thành hệ thống radar điều hành tác chiến, trinh sát, phát hiện và tấn công mục tiêu (JSTARS) trên máy bay E-8C và máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk, chương trình trinh phát hiện máy bay chiến đấu thử nghiệm (BSAX) được Northrop’s Tacit Blue phát triển, hệ thống các radar – cảm biến độ cao thấp.
Chương trình cũng hỗ trợ sự phát triển của pháo chống tăng hạng BAT (North Anti Grumman Tank) và tên lửa đạn đạo quân đội Mỹ (ATACMS). BAT được phát triển thành bom bay có điều khiển GBU-44 / B Viper Strike.
Có thể DARPA sẽ theo đuổi một “cách tiếp cận vấn đề” tương tự trong chương trình Glide Breaker.
Đến thời điểm này, sự kết hợp giữa các cảm biến cảnh báo sớm trên mặt đất và không gian của quân đội Mỹ đơn giản là không có khả năng theo dõi một cách tin cậy các vũ khí siêu âm chiến lược và không có vũ khí phòng thủ tên lửa trong biên chế hoặc đang phát triển nào có khả năng ngăn chặn được mối đe dọa này.
Các lực lượng vũ trang Mỹ trên đất liền và trên biển cũng có rất ít các phương tiện để có thể phát hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh và không có cách nào ngăn chặn.
Từ quan điểm chiến lược, các quan chức cao cấp của quân đội Mỹ như Michael Griffin, thứ trưởng Quốc phòng phụ trách vấn đển Nghiên cứu và Kỹ thuật, Tướng không quân John Hyten, tổng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ là những người ủng hộ mạnh mẽ tiến trình mở rộng và phát triển hệ thống cảm biến dạng mạng trên không gian và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên không gian.
Tướng Hyten đặc biệt quan tâm đến việc phát triển các cảm biến không gian có thể phát hiện và giám sát vũ khí siêu âm . Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc các đối thủ chính là Nga và Trung Quốc đang chế tạo thành công các loại phương tiện bay siêu âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Không có nhiều cuộc thảo luận ở cấp cao về nội dung, làm thế nào để ngăn chặn mối đe dọa ngày càng tăng của vũ khí siêu âm đối với các lực lượng trên mặt đất và mặt biển, nhưng những đe dọa rất thực tế.
Nga đã thử nghiệm thành công Kh-47M2 Kinzhal, một phiên bản tên lửa đạn đạo Iskander có thể bay với tốc độ siêu âm. Trung Quốc cũng đang trong quá trình phát triển vũ khí siêu âm phóng từ không trung, có khả năng sử dụng các đầu đạn này trong các cuộc tấn công đất đối đất hoặc không đối mặt (đất, biển).
Trong cả hai lĩnh vực chiến lược và chiến thuật, vũ khí siêu thanh đã cho phép đối phương một khả năng thay đổi luật chơi, có thể tiến hành cuộc tấn công bất ngờ, không có thời gian phát hiện, giám sát hoặc theo dõi của cảnh báo sớm nhằm vào các mục tiêu nhạy cảm cũng như các mục tiêu ưu tiên cao khác.
Tốc độ và khả năng cơ động linh hoạt khiến tên lửa siêu âm có thể đột phá hoặc né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại.
Mục đích then chốt của chương trình Glide Breaker dường như là tìm cách thách thức những nguy cơ tiềm năng này, khiến đối thủ phải nhận thấy rằng, một cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh sẽ không thành công khi chống lại các lực lượng Mỹ.
“Mục tiêu chính ngăn chặn: hình thành khả năng không thành công trong một cuộc tập kích và không hiệu quả trong tấn công bất cứ quy mô nào”, DARPA cho biết trong bản thông báo đề xuất.
Nhưng các dự án thường đề xuất dễ hơn thực hiện. Sử dụng đầu đạn đánh chặn bằng động năng để hạ các tên lửa đạn đạo, đạt vận tốc siêu thanh trong giai đoạn cuối của quỹ đạo bay là rất khó thành công. Mặc dù ngay cả trong trường hợp đầu đạn đánh chặn bay theo quỹ đạo, được xác định rất rõ của tên lửa siêu âm.
Điều này được hiểu là cố gắng sử dụng một viên đạn để đánh chặn một viên đạn khác. Đánh chặn vũ khí siêu thanh giống như cố gắng đánh chặn một viên đạn có thể thay đổi bất thường, bay ở độ cao trong không trung thay vì trong không gian, với vận tốc hành trình gấp 5 lần tốc độ âm thanh hoặc nhiều hơn trong phần lớn đường bay.
Tốc độ cao đó sẽ có rất ít thời gian cho bất kỳ radar trinh sát, dù đặt ở đâu hay mạnh như thế nào, xác định mối đe dọa, sau đó dẫn đường cho các đầu đạn đánh chặn. Thực tế sẽ rõ ràng hơn trên chiến trường, các lực lượng thù địch có thể phóng tên lửa trên khoảng cách gần hơn, giảm đến cực tiểu thời gian bay đến mục tiêu và không cho các lực lượng Mỹ phản ứng ngăn chặn.
Tất nhiên, tên lửa đạn đạo hiện tại đã bay với tốc độ siêu âm trong giai đoạn cuối của hành trình, vì vậy các hệ thống phòng thủ tên lửa, có khả năng đánh chặn các đầu đạn ở giai đoạn cuối có thể tương thích với một chương trình đặc biệt tấn công phá hủy vũ khí siêu thanh.
Những vũ khí phòng thủ tên lửa trên không gian có thể có lựa chọn khác là bắn hạ các đầu đạn siêu âm khi tăng tốc, thường bay gần hoặc phía trên bầu khí quyển của trái đất.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Griffin cũng đề xuất triển khai 1.000 tên lửa đánh chặn trong không gian và thảo luận những khái niệm phá hủy các tên lửa đạn đạo trong giai đoạn bay lên ban đầu, khi chúng dễ bị tổn thương nhất bằng cách sử dụng các vệ tinh mang vũ khí năng lượng định hướng.
Ông nói rằng khái niệm hệ thống các tên lửa đánh chặn sẽ có trị giá 20 tỷ USD, nhưng không cung cấp được bất kỳ chi tiết cụ thể nào về các tên lửa đánh chặn, phương thức hoạt động trong không gian, hoặc khu vực Mỹ sẽ bố trí tên lửa để tạo ra một lá chắn phòng thủ hiệu quả.
Năm 1993, chính phủ Mỹ hủy bỏ kế hoạch đưa 4.600 tên lửa đánh chặn trong không gian, với tổng giá trị lên đến 55 tỷ USD – tương đương với 95 tỷ USD năm 2018.
Theo những tuyên bố của DARPA, điểm then chốt trong dự án này là một hệ thống mạng cảm biến rất mạnh, có khả năng cảnh báo sớm các lực lượng vũ trang Mỹ về các mối đe dọa siêu âm, giám sát các đầu đạn trên đường bay tới mục tiêu và dẫn đường phá hủy mục tiêu khi bay.
Mặc dù đây là vấn đề nằm ngoài sức tưởng tượng của công nghệ, nhưng mối đe dọa vũ khí siêu âm đã thực sự hiện hữu và không thể bỏ qua.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Griffin phát biểu trong một cuộc họp tháng 09.2018 “Hiện nay, chúng ta không có hệ thống có thể cho được một khả năng quan sát toàn cầu, toàn diện, liên tục, kịp thời, đa chế độ về những gì đang diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc.
Chúng ta không có khả năng đó. Mối đe dọa vũ khí siêu âm Trung Quốc là một thực tế trên thế giới ngày nay, chúng ta không thể không nhận thức và có những giải pháp đối phó cho đến khi quá muộn”.