Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiPhía sau những khoản đầu tư “béo bở” của TQ vào Nepal...

Phía sau những khoản đầu tư “béo bở” của TQ vào Nepal là gì?

 Trung Quốc đang tận dụng căng thẳng giữa Ấn Độ và Nepal để ‘lôi kéo’ Nepal – một “con mồi” trong sáng kiến Vành đai – Con đường, và cạnh tranh ảnh hưởng với Ấn Độ trong khu vực, theo nhận định của giới chuyên gia.

Hiệp định Giao thông và Vận tải (TTA) vừa được ký kết tại thủ đô Kathmandu của Nepal vào tuần trước sẽ cho phép Nepal sử dụng các cảng của Trung Quốc để giao thương. Bao gồm bốn cảng biển ở Thiên Tân, Thẩm Quyến, Liên Vân và Trạm Giang cùng ba cửa khẩu đường bộ và các tuyến đường nối chính ở Lan Châu, Lhasa và Xigazê.

Nepal và Ấn Độ đều có phần lớn người dân theo đạo Hindu (Ấn Độ giáo), giữa hai nước không cần visa, chỉ cần hộ chiếu là có thể thông hành. Nhưng do bất mãn với hiến pháp mới của Nepal ban hành năm 2015, Ấn Độ đã đơn phương chặn các con đường ngoại thương chủ yếu của Nepal trong vòng 5 tháng, dẫn đến việc Nepal thiếu hụt lương thực và quần áo, đất nước cũng bị xáo trộn trong một thời gian.

BL Daily cho rằng, Trung Quốc và Ấn Độ trên bề mặt dường như đang theo đuổi một mối quan hệ ổn định, nhưng giữa hai nước này thường xuyên có tranh chấp lẻ tẻ về biên giới. Hơn nữa, Trung Quốc và Pakistan có mối quan hệ ngoại giao, nhưng Ấn Độ và Pakistan lại đang đối lập và Trung Quốc muốn dùng Nepal để cân bằng các mối quan hệ Trung Á.

Mặc dù việc sử dụng các cảng Trung Quốc có thể giúp Nepal thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế thương mại vào Ấn Độ, nhưng các cảng Trung Quốc này cách biên giới Nepal hơn 2.600 km, giới doanh nhân Nepal cho rằng, đường xá giữa Nepal và Trung Quốc vẫn chưa phù hợp cho vận chuyển hàng hóa cũng như thiếu hụt cơ sở hạ tầng khác, thực sự rất khó để sử dụng cảng thương mại của Trung Quốc.

Hiệp định thương mại TTA vừa ký kết chỉ là một trong hàng loạt các khoản đầu tư và dự án mà Trung Quốc đưa vào Nepal, bao gồm sân bay quốc tế Pokhara, một nhà máy xi măng và một số dự án thủy điện, và tuyến đường sắt nối Kathmandu và Gyirong, một quận ở Tây Tạng, v.v.

Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Nepal làm dấy lên những lo ngại rằng đất nước này có thể rơi vào một cái bẫy nợ, giống như những gì đã xảy ra với Sri Lanka, theo một bài báo đăng ngày 20/6 trên trang tin tức tiếng Nepal My Republica. Tháng 12 năm ngoái, Sri Lanka đã buộc phải trao cho Trung Quốc quyền kiểm soát cảng Hambantota, vì không trả được khoản nợ 6 tỷ đô la.

Bài báo cũng nhắc đến sân bay Quốc tế Mattala Rajapaksa của Sri Lanka, một dự án trong sáng kiến Vành đai – Con đường, hiện là sân bay vắng vẻ nhất thế giới và đã chịu thiệt hại tài chính nặng nề. Sân bay quốc tế Pokhara của Nepal có thể sẽ chịu chung số phận.

Hơn nữa, Nepal có rất nhiều người Tây Tạng đang sống lưu vong và họ vẫn chưa được biết được liệu Trung Quốc có đưa ra bất kỳ yêu cầu nào trong tương lai hay không.

Trong một bài báo ngày 14/8/2017 của tờ Global Times, động cơ cơ bản của Trung Quốc sau khi hợp tác với Nepal được tuyên bố mạnh mẽ: “Nepal, giáp với khu tự trị Tây Tạng của Tây Nam Trung Quốc, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại những người ly khai Tây Tạng”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm lược Tây Tạng vào năm 1949, tuyên bố đây là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Trong bối cảnh tăng cường đàn áp từ các nhà chức trách Trung Quốc, một số người Tây Tạng đã vượt qua biên giới tới Nepal vì tự do tôn giáo của họ.

Theo Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng – một nhóm vận động phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington – Trung Quốc đã tài trợ cho việc xây dựng một học viện đào tạo Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nepal. Các viên chức từ học viện có nhiệm vụ “ngăn chặn sự thâm nhập của người Tây Tạng vào Nepal”.

Nhóm này đã viết: “Có một mối tương quan trực tiếp giữa đầu tư và viện trợ từ Trung Quốc với những người Tây Tạng ở Nepal”.

RELATED ARTICLES

Tin mới