Saturday, December 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChuyên gia Google bỏ việc nhằm phản đối dự án có kiểm...

Chuyên gia Google bỏ việc nhằm phản đối dự án có kiểm duyệt cho TQ

Một chuyên gia nghiên cứu cao cấp đã bỏ việc tại Google nhằm phản đối kế hoạch tạo ra một ứng dụng “tìm kiếm có kiểm duyệt” cho chính quyền Trung Quốc.

Chuyên gia Jack Poulson, 32 tuổi, làm việc tại bộ phận “nghiên cứu và máy tính thông minh”, đã rời Google hôm 31/8 sau vài tuần thảo luận với những cấp trên. Anh Jack Poulson cho biết, việc từ chức là “trách nhiệm đạo đức” nhằm phản đối “việc tịch thu những cam kết nhân quyền của chúng tôi đối với công chúng”, anh trả lời tờ The Intercept.

Theo The Epoch Times, chính quyền Trung Quốc điều hành hệ thống kiểm duyệt internet phức tạp nhất trên thế giới và yêu cầu các công ty nước ngoài kiểm duyệt các chủ đề “nhạy cảm”, như dân chủ, nhân quyền và tình trạng đàn áp các nhóm như người Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công, các nhà hoạt động nhân quyền và những người khác. Các công ty cũng buộc phải chia sẻ dữ liệu của họ được lưu trữ tại Trung Quốc.

Chuyên gia Jack Poulson đã rời bỏ vị trí tại Google. (Ảnh: Jack Poulson/ The Intercept)

Kiểm duyệt trước đây

Trước đây, Google đã từng vận hành một phiên bản tìm kiếm có kiểm duyệt của họ tại Trung Quốc trong giai đoạn 2006-2010. Google tuyên bố lý do họ rời khỏi Trung Quốc vào năm 2010 là do một cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc nhắm vào các tài khoản email của Google và hàng chục nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc.

Khi đó, ông Sergey Brin, nhà đồng sáng lập Google xuất thân từ Liên bang Nga, nói rằng ông nhận thấy “một số dấu hiệu chủ nghĩa độc tài” tại Trung Quốc, ở góc độ cá nhân ông Sergey thấy đáng lo ngại, theo The Wall Street Journal.

Cũng theo tờ báo này, Giám đốc điều hành Eric Schmidt và những người khác ủng hộ Google ở lại Trung Quốc.

Đồng sáng lập Google, ông Sergey Brin tại Seoul, Hàn Quốc hôm 12/3/2016. (Ảnh: Jung Yeon-Je/AFP/Getty Images)

Chuyên gia Poulson gia nhập Google vào tháng 5/2016 và làm việc với vai trò “phân tích truy vấn quốc tế” nhằm cải thiện tính chính xác của các hệ thống tìm kiếm thuộc Google.

Poulson cho biết, anh đã quan sát việc Google rút ra khỏi Trung Quốc và những ý kiến của ông Sergey Brin về việc hỗ trợ “quyền riêng tư của người dùng” là một tuyên bố nguyên tắc của Google. Nếu Google phản bội lại các nguyên tắc đó, anh không muốn “trở thành một cổ đông và là thành viên của công ty”.

Đồng thời, Poulson cảnh báo rằng nếu Google chịu khuất phục để Trung Quốc kiểm duyệt một lần nữa, nó có thể khiến chính quyền nước này thúc đẩy các yêu cầu khác của họ nhiều hơn: “Tôi nhìn nhận ý định đầu hàng yêu cầu kiểm duyệt và giám sát để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc là một việc đánh mất giá trị của chúng tôi, làm giảm vị thế đàm phán của chúng tôi với các chính phủ trên toàn cầu.”

Anh giải thích: “Các quốc gia khác sẽ lợi dụng hành động của chúng tôi tại Trung Quốc để yêu cầu chúng tôi phải tuân thủ các yêu cầu an ninh của họ”.

Có 4 nhân viên khác cũng rời bỏ “Dragonfly” – dự án xây dựng phần mềm tìm kiếm có kiểm duyệt cho Trung Quốc, theo chuyên gia Poulson.

Phản hồi của Google

Google đã cố gắng giữ bí mật về dự án kiểm duyệt cho Trung Quốc, nhưng bất thành. Sau khi thông tin bị rò rỉ, hơn 1.400 nhân viên Google đã ký một lá thư yêu cầu điều tra “các vấn đề khẩn cấp và đạo đức” do dự án gây ra. Tuy nhiên, Google đã từ chối xác nhận dự án mã danh “Dragonfly”, mặc dù nhiều tin tức truyền thông xác nhận sự tồn tại của dự án.

Bức thư của các thành viên Nghị viện gửi Google. (Ảnh: David Cicilline/ Twitter)

16 thành viên Nghị viện Hoa Kỳ, bao gồm cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, cho biết trong một bức thư gửi tới Google rằng, họ có “mối quan ngại nghiêm túc” về dự án. Bức thư chất vấn liệu Google có thực hiện các bước “nhằm đảm bảo rằng các công dân Trung Quốc hoặc người nước ngoài sống tại Trung Quốc, gồm cả người Mỹ, sẽ không bị giám sát hoặc là mục tiêu bị nhắm tới thông qua các ứng dụng của Google”. Tuy nhiên, công ty đã không phản hồi về điều này.

16 thành viên Nghị viện, bao gồm cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đã gửi một bức thư chung tới Google với các câu hỏi lo ngại liệu nền tảng tìm kiếm bị kiểm duyệt có gây ảnh hưởng tới công dân Trung Quốc và người nước ngoài bao gồm công dân Mỹ tại Trung Quốc. (Ảnh: David Cicilline/ Twitter) Chữ ký các thành viên Nghị viện trong bức thư chung gửi Google. (Ảnh: David Cicilline/Twitter)

RELATED ARTICLES

Tin mới