Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐiểm tinCIA ngấm ngầm "giúp" Saudi Arabia có được tên lửa đạn đạo...

CIA ngấm ngầm “giúp” Saudi Arabia có được tên lửa đạn đạo TQ như thế nào?

Saudi Arabia chưa từng bắn thử kho tên lửa của họ nhưng lại khiến người ta phải đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của Lực lượng tên lửa chiến lược Hoàng gia Saudi.

Tên lửa DF-21D của Trung Quốc. Ảnh: National Interest

Bị Mỹ từ chối, Saudi Arabia quay sang Trung Quốc

Hai đối thủ lớn trong khu vực hiện nay của Iran là Saudi Arabia và Israel. Trong đó, Israel đã tiến hành hàng trăm đợt không kích và pháo kích để ngăn Iran cung cấp vũ khí cho tổ chức Hezbollah ở Lebanon và Syria.

Còn Saudi Arabia có vẻ không tham gia vào cuộc đấu tranh giành quyền thống trị Trung Đông. Nước này định hướng chính sách đối ngoại xoay quanh mục tiêu chống mối đe dọa từ Iran, thậm chí ở những nơi Tehran chỉ có tầm ảnh hưởng vừa phải.

Ngoài Iran, Saudi Arabia cũng gia tăng lo ngại về kho tên lửa khổng lồ của Iraq. Vì thế, sau khi Mỹ không đồng ý cung cấp tên lửa đạn đạo, Riyadh đã tới “gõ cửa” Bắc Kinh. Trước đó, Trung Quốc đã tỏ ra sẵn lòng cung cấp vũ khí cho Iran khi Moscow và Washington đều từ chối.

Năm 1987, Trung Quốc đã chuyển giao 30-120 tên lửa đạn đạo tầm trung dài 24m DF-3A và hàng chục xe mang phóng tự hành cho Saudi Arabia. Khi được nạp đầy nhiên liệu lỏng, tên lửa này có thể bay xa hơn 4.000km, mặc dù chúng đòi hỏi phải có bệ phóng đặc biệt.

Saudi Arabia đã thành lập Lực lượng tên lửa chiến lược Hoàng gia để vận hành các tên lửa DF-3A và điều đó khiến Washington giận dữ.

Chỉ 4 năm sau, Riyadh nổ ra chiến tranh với Baghdad, và 46 tên lửa Iraq đã rơi xuống lãnh thổ Saudi Arabia. Tuy nhiên, Riyadh vẫn chưa một lần bắn tên lửa đáp trả Baghdad. Tại sao vậy?

Vấn đề nằm ở chỗ tên lửa DF-3 có sai số vòng tròn (CEP) là 300m. Điều đó có nghĩa nếu bắn ra 6 tên lửa vào một mục tiêu xác định thì trung bình chỉ có 3 tên lửa rơi xuống trong phạm vi chiều dài của 3 sân bóng (tức 300m, mỗi sân bóng dài 100m), 3 tên lửa còn lại nhiều khả năng sẽ rơi ra ngoài khu vực này.

Một thứ vũ khí thiếu chính xác sẽ trở nên vô dụng khi tấn công vào mục tiêu quân sự, trừ phi nó được trang bị đầu đạn hạt nhân.

DF-3 được thiết kế để mang được đầu đạn loại này nhưng Trung Quốc không đồng ý cung cấp cho Saudi. Thay vào đó, DF-3 đã được điều chỉnh để mang đầu đạn nổ mạnh nặng hơn 1.300kg.

Điều đó có nghĩa, DF-3 chỉ “hữu dụng” khi thả đầu đạn xuống các mục tiêu cỡ lớn như một thành phố và tùy tiện cướp đi mạng sống của những người dân không may mắn ở gần khu vực ảnh hưởng. Tuy nhiên, hỏa lực dồi dào từ các máy bay chiến đấu của Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh đã khiến Saudi cảm thấy họ không mấy cần tới các chiến thuật như thế này.

Bàn tay của CIA

Trong hơn 1 thập kỷ sau đó, khi có nhu cầu phát triển năng lực răn đe bằng tên lửa chiến lược một cách hiệu quả hơn, Riyadh một lần nữa quay sang Trung Quốc.

Lần này, họ tìm kiếm một mẫu tên lửa chính xác hơn, đó là DF-21 với CEP chỉ 30m (Trung Quốc thậm chí đã phát triển một phiên bản DF-21D được dẫn đường để tấn công cá tàu chiến cỡ lớn trên biển). Do DF-21 sử dụng nhiên liệu rắn nên nó có thể được triển khai phóng trong thời gian ngắn.

Mặc dù có tầm bắn ngắn hơn – 1.700km nhưng tên lửa 30 tấn này đã đủ để tấn công các mục tiêu trên khắp Trung Đông và khiến đối phương khó lòng đánh chặn do nó lao về phía mục tiêu với tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh.

Hình ảnh chụp các bãi phóng của Saudi Arabia cho thấy nó được định hướng để bắn tên lửa về phía Iran và Israel.

Năm 2014, tờ Newsweek phát hiện CIA thực chất đã giúp môi giới thỏa thuận tên lửa giữa Trung Quốc và Saudi Arabia, với điều kiện DF-21 không được trang bị đầu đạn hạt nhân. Sau một loạt cuộc họp bí mật tại thủ đô Washington, năm 2007, 2 điệp viên CIA đã được phái đi để kiểm tra các tên lửa trong thùng vận chuyển, trước khi chúng được giao đến tay Saudi.

Saudi Arabia chưa từng bắn thử kho tên lửa của họ nhưng lại khiến người ta phải đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của Lực lượng tên lửa chiến lược Hoàng gia Saudi. Hiện nước này được cho là đang duy trì 4-5 hầm ngầm dưới lòng đất để chứa vũ khí.

Tới tháng 4/2014, khi lo ngại Mỹ sẽ nối lại quan hệ hữu nghị với Iran sau thỏa thuận hạt nhân, Riyadh mới công khai các tên lửa khổng lô này trong lễ duyệt binh.

Để trở thành vũ khí răn đe đúng nghĩa, các tên lửa này phải khiến đối phương khiếp sợ, phải né tránh tiến hành các hành vi thù địch.

Nó sẽ không có ý nghĩa răn đe nếu đối phương thậm chí còn không biết tới mối đe dọa mà chúng mang lại lớn tới đâu do chúng luôn được giữ bí mật. Điều này lý giải tại sao Saudi lại quyết định công khai các tên lửa của họ trước công chúng.

Còn có đồn đoán rằng Riyadh đã mua một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân từ Pakistan, hoặc đã thỏa thuận để nhận được thứ vũ khí này trong trường hợp xảy ra xung đột.

Một lần nữa, dù có thật hay không thì sự tồn tại của những tin đồn này đã trở nên hữu ích cho khả năng răn đe của Saudi.

Kết quả là, Tehran đã xem xét rất nghiêm túc mối đe dọa từ Saudi. Tháng 9/2018, một tướng quân đội Iran tuyên bố nước này đã thử nghiệm hệ thống tên lửa đất-đối-không Bavar-573 với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Mặc dù mối đe dọa chủ đạo của Iran đến từ các tên lửa hành trình và các cuộc không kích của Mỹ, nhưng cuộc thử nghiệm này dường như đang nhằm nhắm tới năng lực tên lửa của Saudi và Israel. Bavar-373 có vẻ là bản sao của hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất.

Cả Iran và Saudi Arabia, những nạn nhân của các vụ tấn công bằng tên lửa trong quá khứ, có vẻ đều tin rằng tích trữ thứ vũ khí này (ngay cả khi chỉ mang đầu đạn thông thường) là một việc cần thiết để răn đe đối thủ, ngăn chặn những hành vi thù địch quá mức.

Song, việc hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng trong chiến tranh những năm 1980 đã cho thấy lập trường ấy không mấy hiệu quả.

RELATED ARTICLES

Tin mới