Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiAi “châm ngòi” cuộc Chiến tranh Lạnh?

Ai “châm ngòi” cuộc Chiến tranh Lạnh?

Tới nay, các nhà sử học của Mỹ và Nga (Liên Xô trước đây) vẫn tranh cãi về việc ai đã “châm ngòi” cuộc Chiến tranh Lạnh.

Câu hỏi về việc liệu Mỹ hay Liên Xô đã châm ngòi cuộc Chiến tranh Lạnh là chủ đề gây nhiều tranh cãi kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu và các nhà sử học tới nay vẫn chưa có sự thống nhất. Hãy nhìn vào quan điểm của các nhà sử học nổi bật của mỗi bên.

Cách tiếp cận của các nhà sử học cả ở Mỹ và Liên Xô (trước đây), đối với căn nguyên của cuộc Chiến tranh Lạnh vẫn luôn phức tạp và không đồng nhất quan điểm suốt thời gian qua. Trước tiên, hai bên thường xuyên đổ lỗi cho nhau. Sau đó, họ cố đi đến các giả thuyết mang tính thỏa hiệp hơn. Tuy nhiên, những năm 1990, quan điểm của phía Mỹ có sự thay đổi đáng kể với sự trở lại của lập trường chính thống hậu chiến.

“Chủ nhiệm khoa lịch sử Chiến tranh Lạnh”

Trường hợp rõ ràng nhất là với John Lewis Gaddis, một nhà nghiên cứu được coi là “trưởng khoa của các nhà sử học về Chiến tranh Lạnh”. Ông là một giáo sư Đại học Yale và là người nắm giữ rất nhiều giải thưởng, trong đó có cả giải thưởng Pulitzer. Ông được coi là “một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ” và thậm chí từng cố vấn cho Nhà Trắng khi George W. Bush làm Tổng thống Mỹ.

ai cham ngoi cuoc chien tranh lanh hinh 2
Nhà sử học Mỹ John Lewis Gaddis. Ảnh: Getty

Nhà sử học Gaddis cho rằng, rất nhiều lỗi lầm thuộc về phía Mỹ trong vấn đề căn nguyên của Chiến tranh Lạnh, nhưng ông coi Nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mới là yếu tố chính đằng sau cuộc xung đột.

Mỹ là xã hội tự do nhất trên trái đất?

Ông mô tả các nguyên nhân của sự khởi đầu Chiến tranh Lạnh: “Cuộc xung đột tồn tại trong những hy vọng đầy tham vọng và nỗi sợ hoang tưởng của Joseph Stalin ở phía Liên Xô, và sự kiên quyết của Mỹ và các đồng minh phương Tây khi đối đầu với những tham vọng đó. Những tham vọng đó vẫn tồn tại sau khi quân đội Liên Xô đạt được những thành tựu trong Thế chiến 2.

Nhà sử học Gaddis cho rằng, Mỹ không có lựa chọn nào sau khi bị đe dọa bởi “niềm hy vọng đầy tham vọng và nỗi sợ hoang tưởng” của Stalin.

Theo quan điểm của ông, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill muốn một thỏa thuận thời hậu chiến có thể tạo ra khả năng những lợi ích tương hợp, thậm chí là giữa những hệ thống “cạnh tranh nhau”.

Stalin, mặt khác lại “muốn đảm bảo an ninh của chính mình và của Liên Xô trong khi đồng thời khuyến khích sự đối đầu giữa những nhà tư bản”. Nhà sử học Gaddis cho rằng lỗi lầm là của Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin khi “ông ấy không thấy có chỗ cho sự hợp tác và cùng tồn tại lẫn nhau”.

Nhà sử học cũng làm tương phản hình ảnh của Mỹ và Liên Xô. Ông Gaddis nói rằng “…thời điểm năm 1945, công dân Mỹ có thể sẽ đòi hỏi một cách hợp lý được sống trong một xã hội tự do nhất trên trái đất”. Mặt khác, Liên Xô “khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, lại là xã hội độc đoán nhất bất cứ nơi nào trên trái đất”.

Chiến tranh Lạnh cũng giống như một sự đối đấu giữa Tự do và Chủ nghĩa độc đoán, và Chủ nghĩa độc đoán là “kẻ xấu” chịu trách nhiệm về cuộc xung đột.

Hai yếu tố ở Washington

Người ta cho rằng, ở phía Nga quan điểm toàn diện nhất và phù hợp nhất về Chiến tranh Lạnh được đưa ra bởi Valentin Falin, một nhà sử học đồng thời là nhà ngoại giao Liên Xô. Dù cho rằng, quả bóng ở trên sân của Mỹ, nhưng ông không nhìn nhận chính sách Mỹ là thù địch ngay từ đầu.

ai cham ngoi cuoc chien tranh lanh hinh 3
Nhà sử học Valentin Falin. Ảnh: Sputnik

Nhà sử học Falin truy ngược nguồn gốc của cuộc xung đột về Thế chiến 2 và nêu ra 2 khuynh hướng trong chính sách Mỹ đối với Liên Xô. Khuynh hướng thứ nhất liên quan tới nỗi sợ về sự lớn mạnh của Liên Xô có thể được hình thành trong quá trình chống phát xít Đức. Khuynh hướng thứ 2 là “cách tiếp cận Yalta” hướng tới sự hợp tác hòa bình của Mỹ và Liên Xô như Tổng thống Franklin D. Roosevelt mường tượng ra.

Nhà sử học Falin trích dẫn lời của Tổng thống Mỹ Roosevelt nói trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 1/3/1945 về thỏa thuận Yalta giữa Mỹ, Anh và Liên Xô: “Đó không thể là một hòa bình của riêng Mỹ, Anh, Nga, Pháp hay Trung Quốc. Nó không thể là hòa bình của các nước lớn hay các nước nhỏ. Nó phải là hòa bình dựa trên nỗ lực chung của toàn thế giới”.

Theo ông Falin, “thế giới mà Franklin Roosevelt mô tả không đáp ứng được kỳ vọng của các thành phần phản động ở Washington đang ngày càng lớn mạnh” và khi Roosevelt qua đời, người kế nhiệm Harry Truman, không muốn tính đến lợi ích của các nước khác. Tháng 4 cùng năm đó, ông tuyên bố rằng “điều này [sự hợp tác giữa Liên Xô và Mỹ] có thể sẽ bị phá vỡ…”.

Kế hoạch ném bom 100 thành phố Liên Xô

Để mô tả chiều hướng thù địch mới của chính quyền Mỹ đối với Liên Xô đã thổi bùng ngọn lửa Chiến tranh Lạnh, Nhà sử học Falin đề cập tới kế hoạch hành động quân sự của Lầu Năm Góc. Ông dẫn bản ghi nhớ 329 của Ủy ban tình báo hỗn hợp của Mỹ từ 4/9/1945, chỉ vài ngày trước khi kết thúc thế chiến 2.

Văn bản này nói rằng, “cần phải chọn ra 20 mục tiêu quan trọng nhất phù hợp để đánh bom nguyên tử ở Liên Xô và trên các vùng lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát”. Theo ông, Washington đã có được loại bom này từ vài tháng trước đó, thậm chí đã từng sử dụng để ném xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Đến năm 1949, Liên Xô vẫn chưa có vũ khí hạt nhân. Bản ghi nhớ 329 chỉ là một trong số các văn bản tương tự

RELATED ARTICLES

Tin mới