Friday, October 18, 2024
Trang chủĐàm luậnMỹ “chọc giận” TQ, hay là sự răn đe ở cấp độ...

Mỹ “chọc giận” TQ, hay là sự răn đe ở cấp độ mới ?

Trong mấy ngày cuối tháng 9/2018, Quân đội Mỹ đã điều các máy bay ném bom B-52 tới gần Biển Đông. Đây là hành động khiến Bắc Kinh tức giận trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước.PhảichăngMỹ đang gia tăng thêm sức ép trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc ?

Theo ông Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, các máy bay ném bom B-52 đã bay ngang Biển Đông như một phần trong “các hoạt động thường xuyên được thiết kế để nâng cao khả năng vận hành qua lại với các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong khu vực.”

Mặc dù các chuyến bay này là phổ biến, nhưng Bắc Kinh rất khó chịu. Vào tháng 6, khi các máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay gần các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng, không có tàu quân sự hay máy bay chiến đấu nào khiến Trung Quốc chùn bước trong quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình.
Từ lâu, Mỹ và Trung Quốc thường xuyên tranh cãi về việc quân sự hóa Biển Đông, một khu vực cả Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines đều có những tuyên bố chủ quyền cạnh tranh.

Ông Dave Eastburn nói, Mỹ đã điều các máy bay ném bom B-52 bay qua Biển Hoa Đông hôm 25/8 như một phần trong một “hoạt động hỗn hợp, được lên lịch thường xuyên.” Biển Hoa Đông là nơi Trung Quốc có tranh chấp với Nhật Bản. Còn Trung Quốc gần đây đã từ chối yêu cầu cho tàu chiến Mỹ cập cảng Hong Kong. Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và trì hoãn các cuộc đàm phán quân sự chung để phản đối quyết định của Mỹ về việc chế tài một cơ quan quân sự Trung Quốc và giám đốc cơ quan này về việc mua máy bay chiến đấu của Nga và hệ thống phi đạn đất đối không.

Cách đây 14 năm, năm 2004, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương (USINDOPACOM), trước đây chỉ là PACOM, đã tiến hành cái gọi là chương trình “Sự hiện diện thường xuyên của máy bay ném bom” ở khu vực.

Theo USINDOPACOM, các cuộc huấn luyện như vậy được tiến hành trong khu vực hợp pháp theo quy định của luật pháp quốc tế – một không gian “quan trọng có tính sống còn đối với các nguyên tắc giúp tạo nên nền tảng cho một hệ thống vận hành toàn cầu dựa trên luật pháp.”

Trước khi những chiếc máy bay ném bom B-52 bay đến Biển Đông chúng đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Barksdale, Louisiana. Sau khi thực hiện hoạt động huấn luyện bay định kỳ, các máy bay của Mỹ đã hạ cánh ở Căn cứ Không quân Andersen thuộc đảo Guam – một lãnh thổ của Mỹ ở Micronesia.

Sự giận dữ của Bắc Kinh không có gì lạ khi nước này thường xuyên phải đối mặt với những phát biểu chỉ trích và những hành động thách thức trực diện của một loạt cường quốc do đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Đến hiện tại Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Họ “kiên định lập trường”đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông – một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.

Sự tham lam đó đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc tiếp tục các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép, quân sự hóa ở Biển Đông. Trung Quốc mới đây đã cho triển khai các tên lửa đất đối không, đất đối hạm và hệ thống làm nhiễu điện tử đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước sự ngông cuồng của Bắc Kinh, Washington đã có đòn đáp trả đầu tiên bằng việc không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ chủ trì trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Tại một diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu của Châu Á cách đây không lâu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã công khai chỉ trích những hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc trong thời gian qua đồng thời cảnh báo Bắc Kinh về những đòn trừng phạt nặng nề trong tương lai.

Không chỉ dừng lại ở lời nói, gần đây Mỹ còn cho các tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa hơn một tàu chiến đến khu vực để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông. Sau Hải quân Mỹ, đến lượt Hải quân Anh và Hải quân Pháp cũng tuyên bố sẽ thẳng tiến vào Biển Đông, cụ thể là vào khu vực Trung Quốc đang coi là “ao nhà” của họ.

Mỹ đưa máy bay ném bom B-52 vào Biển Đông là sự răn đe ở cấp độ mới nhằm vào Trung Quốc ở Biển Đông.B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. Loại siêu pháo đài bay này có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 – 30 tấn bom; được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới