Các hội nghị do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chủ trì đã kết thúc và cuộc chiến quyền lực mềm giữa Mỹ với Trung Quốc nhằm chi phối Biển Hoa Nam (Biển Đông) vẫn chưa thuyên giảm.
Tại các hội nghị này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra lời cảnh báo không trực tiếp nhưng rõ ràng đối với Trung Quốc rằng Washinton kiên quyết thượng tôn luật pháp tại đó. Sau đó ông Pompeo đã công bố gói viện trợ an ninh 300 triệu USD cho các nước Đông Nam Á, dành ưu tiên cho an ninh trên biển. Trong khi đó Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự của họ. Ông Vương Nghị còn kiên quyết cho rầng “Mỹ là lực lượng mạnh nhất về quân sự hóa trong khu vực này”.
Một số phương tiện truyền thông, chính trị gia và học giả đã cảnh báo về cuộc xung đột nóng sắp diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông. Các vụ việc dẫn tới cuộc xung đột lớn hơn nhiều khả năng xảy ra, thậm chí ngày càng chắc chắn, nếu hai nước đối địch này vẫn cứ tiếp tục hành xử như hiện nay. Tuy nhiên cuộc chiến tranh nóng khó xảy ra trong tương lai, vì Trung Quốc nhận thức rõ sức mạnh quân sự tốt hơn của Mỹ. Còn Wasinton biết rõ họ có thể không dành được chiến thắng một cách nhanh chóng và dễ dàng trong một cuộc chiến như vậy.
Cuộc chiến quyền lực mềm giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm tranh giành sự ảnh hưởng trong khu vực lại gia tăng. Quả thực một số người cho rằng Mỹ đang đánh mất hoặc mất dần sự ảnh hưởng của họ trong khu vực, do đó Wasinton đã gia tăng tấn công. Biểu hiện gần đây nhất là Mỹ rút lại lời mời Trung quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018 do Mỹ chủ trì, viện cớ các hoạt động quân sự hóa tiếp diễn của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trung Quốc đã phát động các sáng kiến quyền lực mềm của riêng họ. Điển hinh nhất là tầm nhìn Vành đai và con đường. Một số chuyên gia cho rằng việc thực hiện tầm nhìn này sẽ khôi phục vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà quản lý tài chính, chèo lái và nòng cốt của hệ thống thương mại và kinh tế rộng lớn nối châu Á với Á – Âu và châu Âu. Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí và đang lên kế hoạch cho các cuộc tập trận trên biển đầu tiên giữa hai bên dự kiến diễn ra vào cuối năm nay tại Biển Đông, và Bắc Kinh đã không mời Mỹ và Australia tham gia.
Cuộc chiến quyền lực mềm giữa Mỹ và Trung Quốc về uy thế chính trị ở Biển Đông đang leo thang, điều này cũng là sức ép đối với các nước Đông Nam Á khi phải lựa chọn đứng về bên nào.