Sunday, January 12, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaAnh hướng thương mại tới Mỹ, TQ thay vì EU

Anh hướng thương mại tới Mỹ, TQ thay vì EU

Những người ủng hộ Brexit đặt thời hạn cho Thủ tướng Anh chỉ được giữ thỏa thuận hải quan với EU đến năm 2020 rồi phải tiến hành Brexit.

Nước Anh vẫn đang hiện diện những mâu thuẫn xung quanh vấn đề Brexit. Thủ tướng Anh Theresa May vừa đề xuất thời hạn được tiếp tục duy trì thỏa thuận thuế quan với châu Âu cho đến giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit – tức là sau tháng 12/2020.

Tờ The Times cho biết, đề xuất của Thủ tướng Anh được cho là không làm hài lòng phe ủng hộ “Brexit cứng”.

Nghị sĩ Anh Jacob Rees-Mogg gọi đó là “sự vi phạm nghiêm trọng” Brexit.

Chính trị gia bảo thủ người Anh Bernard Jenkin  nhận định: “Cứ tiếp tục làm việc trong liên minh thuế quan EU một thời gian dài sẽ làm cho Brexit có vẻ như sẽ không đi đến đâu cả và những người bảo thủ sẽ bị coi là đã tàn phá Brexit”.

Trong khi đó, Thư ký Brexit Dominic Raab cho rằng nếu Chính quyền Thủ tướng May cứ tiếp tục níu kéo các thuế quan thương mại với EU, nước Anh sẽ càng bị ràng buộc với những quy tắc của EU vô thời hạn.

Ngoài ra, những nghị sĩ khác cũng tạm chấp nhận việc cho Thủ tướng Anh có thêm thời gian để trì hoãn Brexit cho đến khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào năm 2022.

Việc từ bỏ thỏa thuận thuế quan với Liên minh châu Âu đã đặt Thủ tướng Anh vào một thế khó, phải bắt tay với các thỏa thuận song phương của Mỹ và Trung Quốc hay thỏa thuận thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bị Mỹ rút khỏi và người Nhật giành lấy.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ 7 tuần trước đã tuyên bố rằng, nước này rộng mở vòng tay đón chào Anh tham gia vào thỏa thuận thương mại này. Đây là một trong những động thái có thể cho phép nước Anh thoát khỏi các quy tắc của EU.

“Tôi thực sự hy vọng rằng tác động tiêu cực của Brexit đối với nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả các doanh nghiệp Nhật Bản, sẽ được giảm thiểu” – Thủ tướng Abe nói với Financial Times.

Anh dự kiến ​​sẽ rời Liên minh châu Âu vào ngày 29/3/2019, với giai đoạn chuyển đổi được thống nhất tồn tại cho đến tháng 12/2020.

Theo giới quan sát, nếu tiếp tục chiến lược thảo thuận Brexit như những gì Thủ tướng Anh đã tuyên bố, thật khó để nói Thủ tướng May sẽ lèo lái con thuyền này thế nào. Thay vì hợp tác với châu Âu, London còn lựa chọn các hình thức thương mại song phương với Mỹ hay Trung Quốc.

Hồi tháng 7 vừa qua, trong chuyến thăm Anh đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng, ông Trump đã lần lượt có cuộc hội đàm với Thủ tướng Theresa May và diện kiến Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị. Chuyến đi được dư luận khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm khi góp phần định hình lại mối quan hệ trong tương lai giữa hai quốc gia đồng minh này, nhất là sau khi Anh quyết định rời Liên minh châu Âu.

Ngày 13/7 nước Anh đã được chứng kiến sự thay đổi lập trường khá lớn của người đứng đầu nước Mỹ. Với tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Anh- Mỹ, đồng thời nhất trí theo đuổi một thỏa thuận thương mại tham vọng sau khi Anh rời EU, Tổng thống Donald Trump đã hoàn toàn đi ngược lại với những chỉ trích đưa ra trước đó chỉ một ngày.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn được đăng tải vài giờ trước khi hội kiến Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ cho rằng, chiến lược Brexit của Thủ tướng Theresa May sẽ dập tắt bất kỳ cơ hội đạt thỏa thuận thương mại nào với Mỹ và chỉ trích vị nữ thủ tướng đã phớt lờ những lời khuyên của ông về tiến trình đàm phán với EU.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khi Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump với quan điểm “nước Mỹ trên hết” với các chính sách thuế quan khắc nghiệt với đối tác Trung Quốc và đối tác đồng minh thì tương lai với Anh sẽ xảy ra thế nào?

London cũng có khả năng tiến tới những thỏa thuận thương mại song phương khác như với Trung Quốc.

Anh và Trung Quốc có khả năng đạt được thỏa thuận thương mại sau Brexit nhờ những diễn biến tích cực trong lần gặp mặt mới đây giữa lãnh đạo 2 nước.
 
Theo giới phân tích, thương mại hậu Brexit là một trong những vấn đề chính cần giải quyết thỏa đáng để Anh có thể “an toàn” vượt ra khỏi cái bóng EU sau gần nửa thế kỷ. Bởi trước đó, tất cả các hoạt động trao đổi thương mại của quốc gia này đều được định hướng theo EU.

Rõ ràng là đối tác ngoài khối như Trung Quốc là đối tác tiềm năng nhất của Anh. Nhưng ngay cả châu Âu cũng lo ngại về các nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm các cảng hay công ty quan trọng ở châu lục này và đang tìm mọi cách để ngăn chặn sự lan rộng của Trung Quốc.

Những mối lo đến từ đầu tư của Trung Quốc biến thành những vụ thâu tóm trên khắp thế giới liệu có khiến Anh chùn bước?

RELATED ARTICLES

Tin mới