Saturday, November 16, 2024
Trang chủBiển nóngNếu xảy ra đại chiến với Nga-TQ, hải quân Mỹ có nguy...

Nếu xảy ra đại chiến với Nga-TQ, hải quân Mỹ có nguy cơ “đánh rơi” chìa khóa quan trọng

Cựu Đô đốc Mỹ đã có những chia sẻ quan trọng trên trang Tin tức Quốc phòng Mỹ về trường hợp nước này phát sinh cuộc chiến với Nga hoặc Trung Quốc.

Ảnh minh họa: Hải quân Mỹ

Chuyên trang Tin tức quốc phòng Mỹ dẫn lời cựu Đô đốc – Thiếu tướng Mark Buzby tiết lộ, trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh lớn với Trung Quốc hay Nga thì hải quân Mỹ sẽ rất bận rộn với các hoạt động tác chiến và trong bối cảnh đó hải quân Mỹ sẽ không có đủ nhân lực để bảo vệ lực lượng vận tải hải quân nước này.

Lực lượng này vận chuyển tới khoảng 90% nhu cầu trang bị của Thủy quân lục chiến và Lục quân, trong khi những trang bị này được coi là chìa khóa quan trọng để duy trì cuộc xung đột quy mô lớn.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn chuyên trang Tin tức quốc phòng, Thiếu tướng Mark Buzby nói rằng: “Lãnh đạo Hải quân từng nói với người phụ trách Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự và tôi rằng, họ có thể không có đủ tàu để hộ tống chúng tôi, điều này giống như yêu cầu chúng tôi tự thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển, phải cố gắng di chuyển mau lẹ và giữ im lặng”.

Trang tin cho biết, nếu Mỹ buộc phải duy trì cuộc chiến tranh quy mô lớn ở nước ngoài thì thiệt hại về tàu thuyền và các thủy thủ chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng tạo áp lực lớn lên “chuyến tàu hậu cần” của Nhà Trắng.

Nước Mỹ ngày nay khác với nước Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, nếu Nga hoặc Trung Quốc có thể đánh chìm lượng lớn tàu thuyền như nước Đức trước kia thì lực lượng vận tải hải quân Mỹ sẽ nhanh chóng trở thành nguy cơ chiến lược rất lớn, trang tin viết.

Theo ước tính của Cục quản lý hàng hải Mỹ, để đáp ứng nhu cầu của một cuộc chiến tranh quy mô lớn, ngoài điều động 15 tàu vận tải, 46 tàu chở lực lượng dự bị, quân đội Mỹ còn cần thêm 60 tàu thương mại.

Như vậy cần ít nhất 11.678 thủy thủ trong khi số thủy thủ đạt tiêu chuẩn hiện tại là 11.768 người. Con số này dường như yêu cầu mỗi thủy thủ đều phải gánh vác trọng trách. Trước đây, trong thời kỳ đầu của Thế chiến thứ 2, Mỹ có khoảng 55.000 thủy thủ trong biên chế nhưng tới cao trào của cuộc chiến, con số này lên tới hơn 200.000 thủy thủ.

Để đối phó với thách thức hiện nay, Bộ tư lệnh hải vận quân sự và Cục quản lý hàng hải Mỹ đã sử dụng kỹ thuật điện tử để giảm mối đe dọa đối với các tàu vận tải hải quân của nước này.

Theo đó, trong quá trình tác chiến, tàu Mỹ sẽ đóng tất cả các hệ thống điện tử, ngoại trừ một radar dẫn đường thương mại cỡ nhỏ. Điều này giúp tàu vận tải quân sự có thể cải trang thành tàu thương mại và đánh lừa được các tàu quân sự của của hải quân Nga, Trung Quốc đang hoạt động ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới