Trung Quốc vừa có một động thái cho thấy Bắc Kinh đang âm thầm đối phó với ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc vừa tuyên bố hôm 7/10 rằng sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 100 điểm cơ bản.
“Trung Quốc có lẽ đang phải đối mặt với thời kỳ tội tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,” Fraser Howie, một nhà phân tích độc lập, người đã viết sách về hệ thống tài chính của Trung Quốc, nói với CNBC.
Đây là lần thứ tư ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phải cắt giảm yêu cầu dự trữ trong năm nay.
Xung đột giữa với Hoa Kỳ đã ảnh hưởng thị trường chứng khoán và tiền tệ của Trung Quốc, và có những dấu hiệu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã áp đặt thuế quan đối với gần một nửa tổng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.
Trong khi đó Washington đe dọa sẽ đánh tiếp thuế lên tất cả các hàng nhập khẩu còn lại của Bắc Kinh.
Ngoài ra, chính quyền Trump còn cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ và thao túng tiền tệ.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chứng khoán Trung Quốc rơi liên tục trong bốn ngày
Quyết định của ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang lo lắng về một cuộc chiến thương mại kéo dài với Hoa Kỳ, các chuyên gia nhận định.
“Trung Quốc đang có chút lo lắng. Đang có nhiều cơn gió thổi ngược chiều nó và tôi nghĩ [Bắc Kinh] đã đúng đắn khi chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất và kỳ vọng vào điều tốt đẹp nhất,” Gareth Nicholson, người đứng đầu Ngân hàng Singapore, nói với CNBC.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 100 điểm cơ bản từ ngày 15/10.
750 tỷ nhân dân tệ (khoản 109 tỷ USD) tiền mặt sẽ được bơm vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc.
Việc cắt giảm yêu cầu dự trữ sẽ giải phóng tiền cho các ngân hàng để cho vay lẫn nhau và cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Trung Quốc nhấn mạnh tháng trước, trong một bài báo 71 trang, rằng nền kinh tế của nó là “rất kiên cường” và Bắc Kinh không sợ một cuộc chiến thương mại.
Ông Nicholson lưu ý rằng nếu tình hình thương mại xấu đi hơn nữa, Trung Quốc vẫn sẽ có một số đòn bẩy để cứu nền kinh tế của mình vì Chủ tịch Tập Cận Bình có một ”nguồn vốn chính trị” khổng lồ sau khi trở thành Chủ tịch trọn đời.
“[Ông Tập] sẽ không phải lo lắng về một cuộc bầu cử nào khác trong sáu tháng, 12 tháng, hay 18 tháng. Ông ta có sự ổn định và như thế nếu bật lại, ông ta không cần phải lo lắng về việc ‘điều này đẩy ngân sách ra quá nhiều, sẽ gây ra quá nhiều nợ,” Nicholson nói thêm.
“Ông ta có thể giải quyết vấn đề nợ ba, bốn, năm năm sau đó,” Nicholson nói.