Với quan điểm cứng rắn khi đề cập đến tàu cá của Trung Quốc, Bộ trưởng Indonesia gọi đó không phải là đánh bắt cá mà là “hành vi phạm tội” có tổ chức xuyên quốc gia.
Bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Thủy sản Indonesia nổi tiếng với lập trường cứng rắn và là “bàn tay sắt” khi xử lý hành vi bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mới đây trong cuộc họp báo ở Jakarta, Indonesia, bà đã thẳng thắng chỉ trích đồng thời gửi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc, quốc gia sở hữu số tàu đánh cá lớn nhất thế giới, về hành vi phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia.
Bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Thủy Sản Indonesia. (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trước Hội nghị Đại dương ở Bali tháng này, bà nói “Chúng tôi có một số bất đồng với Trung Quốc về các vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp, không có nguyên tắc trật tự và không được báo cáo, tuy nhiên họ vẫn không đồng ý rằng đó là phạm tội xuyên quốc gia. Nếu không có sự hợp tác từ quốc tế, chúng tôi sẽ không thể xử lý vấn đề này,” theo SCMP.
Tổng thống Indonesia oko Widodo đi đến Quần đảo Natuna ở Biển Đông trên tàu chiến Imam Bonjol. (Ảnh: Handout)
Trong thời gian 4 năm, Indonesia đã cấm 10.000 tàu nước ngoài đăng ký đánh bắt cá trong vùng biển của mình. Hàng trăm tàu đã bị tịch thu và bị đánh chìm. Đa số các tàu đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Philippines.
Do trữ lượng cá trong nước của Trung Quốc giảm nhanh chóng, một phần là do nhu cầu dùng hải sản tươi sống ngày càng gia tăng của giới trung lưu, Bắc Kinh khuyến khích “đánh bắt ngoài khơi xa”, vượt xa khu kinh tế độc quyền.
Mỗi năm một tàu có dung tích 100 GT (khoảng 2,83 mét khối) có thể bắt được 2.000 tấn cá. Hàng triệu tấn và thu được hàng tỷ đô la, bà Pudjiastuti nói.
Các Bộ trưởng và nguyên thủ từ 35 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị đại dương trong tháng này cùng với 200 tổ chức phi chính phủ và tư nhân. Các vấn đề an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu, ô nhiễm biển cũng như đánh bắt quá mức sẽ nằm trong chương trình nghị sự năm nay.
Nhưng cho đến nay Trung Quốc, giống như nhiều nước láng giềng không có bất kỳ đoàn đại biểu cấp cao nào đến Indonesia tham dự Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Không hề nao núng, bà Pudjiastati cho biết rất nhiều hòn đảo hoặc quốc gia ven biển dễ bị đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu, bà sẽ vận động tăng cường giám sát và thực thi bảo vệ các lãnh thổ hiện có như khu bảo tồn biển.
Bà chỉ ra rằng các ngư dân Trung Quốc đã bị bắt cóc do săn bắn cá mập ở xa như quần đảo Galapagos Nam Thái Bình Dương, một trong những kho báu sinh thái của thế giới.
Trong khi Bắc Kinh phủ nhận mọi hành vi sai trái và nói rằng các tàu đánh cá của họ, được hỗ trợ bởi tàu tuần duyên và tàu hải quân, đang đi kiểm tra các vùng biển mà họ có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Vào năm 2016, một tàu tuần tra Indonesia đã bắt một chiếc tàu đánh cá Trung Quốc 300 tấn, Kway Fey 10078, do đánh bắt cá gần quần đảo Natuna.
Bà Pudjiastuti nói rằng những kẻ săn trộm đang chuyển đổi chiến thuật, hoạt động vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Nếu không có tác động hơn nữa từ phía quốc tế trong việc giải quyết vấn đề này, việc di cư của các loài cá biển như cá ngừ vây vàng và cá tuyết sẽ bị ảnh hưởng.