Trong 40 năm qua, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã đem lại những thành tựu vĩ đại. Từ năm 1978 đến 2013, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 10% mỗi năm, làm gia tăng mười lần mức thu nhập trung bình của người lao động trưởng thành.
Sự tăng trưởng đó ngoạn mục đó đã giúp khoảng 800 triệu người dân Trung Quốc thoát ra khỏi đói nghèo, giảm được 85 % mức tử vong của trẻ sơ sinh và nâng tuổi thọ bình quân thêm 11 năm.
Điều đáng quan tâm là, cải cách kinh tế ở Trung Quốc không đi liền với cải cách chính trị. Đất nước này vẫn trong tình trạng Đảng trị và chính phủ rất hà khắc về chính trị.Nhà nghiên cứu Trung Quốc Orville Schell miêu tả điều “ngạc nhiên” này như là “một trong những phép lạ gây sửng sốt nhất về phát triển kinh tế trong lịch sử thế giới”.
Trong hơn một nhiệm kì cầm quyền,những nỗ lực của Tập Cận Bình có thể làm cho Trung Quốc bớt tham nhũng và ổn định hơn. Nhưng bằng việc hủy diệt nhiều cơ chế giúp đưa đến những “phép lạ”, có nguy cơ Tập sẽ đảo ngược những thành tựu và biến Trung Quốc thành một nhà nước cảnh sát khác.
Điều gì đã làm cho Trung Quốc trở nên phi thường? Nhìn lại lịch sử, trong khoảng 35 năm (tính từ khi Mao Trạch Đông chết và Đặng Tiểu Bình phát động các cuộc cải cách của vào cuối thập niên 1970 cho đến khi Tập lên nắm quyền năm 2012) Trung Quốc đã tránh được nhiều cạm bẫy và đi ngược lại quy luật về các chuẩn mực chính trị bằng cách xây dựng chế độ “độc tài thích nghi”. Trong khi vẫn duy trì chủ nghĩa cộng sản trên danh nghĩa, Trung Quốc đã tiếp thu nhiều hình thức của chủ nghĩa tư bản thị trường và một số cuộc cải cách tự do khác. Chế độ Đảng trị mị dân ở chỗ, vấn đề kiểm duyệt chưa bao giờ biến mất, nhưng các đảng viên cộng sản được phép “không tán thành” và tranh luận các ý tưởng, còn các báo cáo nội bộ đôi khi tỏ ra công khai, thẳng thắn, nhưng chủ yếu phục vụ mưu đồ giới chóp bu.
Đến hiện tại,Tập Cận Bình đang hủy hoại một cách có hệ thống hầu như mọi phương diện từng làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt, từng giúp Trung Quốc hoạt động tốt như thế trong quá khứ. Những nỗ lực này có thể làm gia tăng quyền lực và uy tín của Tập trong ngắn hạn, làm suy giảm một số hình thức tham nhũng. Tuy nhiên, cân nhắc kỹ, chiến dịch của Tập sẽ có những hệ quả thảm khốc trong dài hạn không chỉ đối với Trung Quốc màcho cả thế giới.
Từ khi lên nắm quyền, Tập đã ra sức dỡ bỏ hệ thống lãnh đạo tập thể ở một số phương diện. Nhân danh đấu tranh chống tham nhũng, ông ta đã thanh trừng một số lượng lớn quan chức mà tội lỗi thật sự của họ, dưới cái nhìn của Tập, là không thể hiện đầy đủ lòng trung thành với nhà lãnh đạo tối cao. Trong vòng sáu năm qua, có 1,34 triệu quan chức bị biến thành mục tiêu và hơn 170 nhân vật lãnh đạo ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng bị bãi nhiệm, phần lớn bị cầm tù. Thật là một con số sửng sốt!
Không hài lòng với việc chỉ xóa bỏ mọi sự cạnh tranh, Tập còn củng cố quyền lực bằng việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ của ông ta và từ chối đề cử một người kế vị, như trước đây vẫn thường thực hiện. Ông cũng đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào vị thế trang trọng trong Hiến pháp Trung Quốc (một vinh dự mà chỉ Mao và Đặng có được); thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp các lực lượng vũ trang, tự biến mình thành “chủ tịch của mọi thứ” bằng cách tạo ra một số lượng lớn các nhóm hoạt động về chính sách, trải rộng từ tài chính đến vấn đề Đài Loan và an ninh mạng Những vấn đề đó đều phải báo cáo trực tiếp cho Tập.
Trung Quốc luôn tuyên bố tự do tư tưởng, tôn trọng mọi sáng tạo, chấp nhận một mức độ tự trị nào đó để cho phép các quan chức địa phương được thử nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng ông Tập thường nhìn nhận những lối suy nghĩ độc lập ấy như là mối đe dọa. Theo mệnh lệnh của ông, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu ngăn chặn những chương trình thử nghiệm quy mô nhỏ. Sebastian Heilmann của trường đại học Trier của Đức dự tính số lượng các cuộc thử nghiệm ở cấp tỉnh đã giảm từ mức 500 cuộc năm 2010 xuống còn khoảng 70 cuộc năm 2016 và có lẽ đã giảm nhiều hơn nữa kể từ lúc ấy. Thay vào đó, một lần nữa các chính sách lại được ban bố từ thượng đỉnh, với rất ít sự quan tâm tới các điều kiện của địa phương.
Cuộc đàn áp của Tập Cận Bình ảnh hưởng như thế nào cho tương lai của Trung Quốc? Thật khó để tránh cái kết luận đen tối rằng, Trung Quốc đang nhanh chóng trở nên ít khác thường hơn và giống một nhà nước cảnh sát điển hình hơn.
Trên bình diện nội trị, việc hoạch định chính sách của Bắc Kinh đã trở nên ít linh hoạt và nhanh chóng. Không khó tìm những thí dụ cho lối tiếp cận cứng nhắc và như những mặt tiêu cực của nó. Chẳng hạn mùa đông năm ngoái, khi chính phủ bắt buộc các hệ thống cung cấp hơi sưởi ấm trên toàn quốc phải chuyển đổi ngay lập tức từ chạy bằng than sang chạy bằng khí đốt, để giảm thiểu ô nhiễm (!). Mệnh lệnh được thi hành một cách bất ngờ trên khắp nước, không có ngoại lệ. Thế là ở miền Bắc lạnh giá của Trung Quốc, nhiều lò đốt bằng than bị dỡ bỏ trước khi các lò đốt bằng khí gas được lắp đặt, khiến cho nhiều thị trấn hoàn toàn không có hơi ấm để sưởi, dân chúng bị buộc phải đốt cùi bắp để sinh tồn.
Nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường hiện hành thì sẽ có thêm rất nhiều trường hợp mà những chính sách với ý định tốt được thực hiện một cách vội vã và vụng về, dẫn tới nhiều hậu quả tai hại hơn rất nhiều. Bởi vì các chế độ độc tài cá nhân rất kém cỏi trong việc thừa nhận lỗi lầm. Trung Quốc không chỉ không có khả năng xử lý bất kỳ khuyết điểm nào trong các khuyết điểm này, mà nó còn có vẻ làm cho tình hình tệ hại thêm. Đó chính là điều mà Trung Quốc đã làm vào ngày 7 /10 mới đây, khi ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố thêm một chương trình kích thích tốn kém khác nữa: kế hoạch chi ra 175 tỉ đô la nhằm vực dậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới về một số mặt, cho nên nếu nó sụp đổ, cả hành tinh này bị ảnh hưởng. Nhưng lịch sử của các chế độ độc tài khác, chẳng hạn như nước Nga của Vladimir Putin hoặc Bắc Hàn của dòng họ Kim, cho thấy trò chơi quyền lực không ngừng nghỉ của Tập có thể sinh ra nhiều hệ lụy tệ hại hơn nữa. Từ khi nắm được quyền lực, Tập đã vạch ra một chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn, nhất là việc đẩy mạnh đòi chủ quyền ở Biển Đông, đe dọa Đài Loan, và dùng sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở các quần đảo tranh chấp.
Nếu như các vấn đề kinh tế của Trung Quốc trở nên tồi tệ, Tập có thể thử gia tăng căng thẳng ở những mặt trận này nhằm lôi kéo người dân ra khỏi cuộc khủng hoảng trong nước. Sự cám dỗ của hành vi đó tỏ ra mạnh mẽ đặc biệt nếu tổng thốngMỹ Donald Trump tiếp tục dằn mặt Trung Quốc bằng việc tăng cường chiến tranh thương mại và công khai chỉ tríchTrung Quốc.
Dự báo tình hình tới đây còn đáng sợ hơn nếu những vấn đề kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp đó, nhà nước Trung Quốc có thể sụp đổ, kết cục điển hình của các chế độ độc tài điển hình khi đối mặt với các cú sốc kinh tế, với các mối đe dọa từ bên ngoài.