Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngKêu gọi tập trận chung với ASEAN ở Biển Đông: Các nước...

Kêu gọi tập trận chung với ASEAN ở Biển Đông: Các nước đang đề phòng TQ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, từ 20-28/10, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sẽ tổ chức tập trận hải quân chung mang tên “ Hòa bình và Hữu nghị” tại eo biển Malacca. Trung Quốc sẽ cử 3 tàu khu trục và hộ vệ, 2 trực thăng chở hàng, 3 máy bay vận tải loại Il-76 và 692 quân lính tham gia cuộc tập trận này. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cuộc tập trận nhằm thể hiện ý chí chung của lực lượng vũ trang ba nước trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường trao đổi và hợp tác thực tế, nâng cao năng lực các nước cùng đối phó với nhiều mối đe dọa an ninh.

Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông

Trung Quốc mời chào các nước ASEAN tham gia tập trận chung trên Biển Đông:

Phát biểu bên lề các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Singapore (1-4/8), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc đề nghị các nước thành viên ASEAN tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung một cách thường xuyên ở Biển Đông với Trung Quốc, song không nên “tiến hành các cuộc tập trận chung với nước ngoài mà không báo trước cho các quốc gia khác trong khu vực”.

Tuy nhiên, đáp lại lời mời của Trung Quốc, chỉ có Malaysia và Thái Lan chấp thuận tập trận chung với Bắc Kinh. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh, cuộc tập trận này là nhằm minh chứng cho ý chí chung của lực lượng vũ trang Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan trong việc duy trì ổn định và hòa bình ở khu vực Biển Đông, tăng cường hợp tác và trao đổi thực tiễn, đồng thời nâng cao khả năng đối phó với các mối đe dọa an ninh khác nhau.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận ở eo biển Malacca, nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất của thế giới.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ bùng phát toàn diện và các nước gia tăng chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tại Biển Đông tiếp tục leo thang sau vụ Bắc Kinh điều tàu chiến cắt mặt khu trục của Washington tại khu vực gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo Trung Quốc, Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Azmin Ali (11/10) cho biết, “ngày nay chúng tôi chờ đợi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn về sức mạnh mềm thông qua việc thúc đẩy các giá trị toàn cầu như tự do tín ngưỡng, tôn trọng lẫn nhau và công bằng. Với vị trí gần Trung Quốc, những diễn biến về địa chính trị ở Đông Nam Á được xem là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy những ảnh hưởng về thương mại, ngoại giao và an ninh mà sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể tác động tới phần còn lại của thế giới. Mặc dù Đông Nam Á nhìn nhận tốc độ phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc với “sự thán phục thực sự”, song vẫn có nhiều lo ngại về các động thái quân sự của Bắc Kinh tại Biển Đông. “Chúng tôi bảo vệ quan điểm rằng không được phép cản trở tự do hàng hải trên Biển Đông. Khu vực này phải là khu vực hòa bình, tự do, trung lập và không được phép quân sự hóa”, ông Azmin nhấn mạnh.

Trong khi đó, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cùng hai người đồng cấp Australia (10/10) đã thảo luận các phương án để thắt chặt mối quan hệ quân sự và an ninh; đồng thời tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải, phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động đơn phương thay đổi hiện trạng, đặc biệt tại Biển Đông và Hoa Đông.

Đa phần các nước ASEAN từ chối tham gia tập trận chung với Trung Quốc là do thiếu lòng tin chính trị vào Bắc Kinh

Trung Quốc tìm mọi cách kêu gọi ASEAN tiến hành tập trận chung ở Biển Đông là nhằm thực hiện âm mưu tuyên truyền về tình hình Biển Đông và ngăn chặn Mỹ cũng như các nước khác tăng cường hiện diện trong khu vực. Tuy nhiên, mục đích của Trung Quốc khi mời chào các nước ASEAN tập trận chung lại khác hoàn toàn so với những gì Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên truyền.

Trung Quốc muốn tập trận quân sự và thăm dò năng lượng với các nước ASEAN ở Biển Đông, nhưng không có sự tham gia của các nước bên ngoài khu vực nhằm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Biển Đông. Bằng cách đề xuất các cuộc diễn tập quân sự chung, Trung Quốc cũng đang cố gắng gửi một thông điệp cho thế giới rằng ASEAN và Trung Quốc có thể làm việc cùng nhau và mọi thứ đang tiến triển tốt, do đó không cần sự tham gia từ bên ngoài vào vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, tập trận cùng các nước ASEAN sẽ là cơ hội để Trung Quốc giành được lòng tin của các nước ASEAN, xoa dịu nỗi sợ hãi về sức mạnh quân sự áp đảo của Trung Quốc bằng cách tăng sự tự tin và vai trò của ASEAN. Bắc Kinh cũng muốn thông qua cuộc tập trận chung với các nước ASEAN để tuyên truyền về việc nước này đang tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Không những vậy, thông qua cuộc tập trận, Trung Quốc cũng muốn phô trương sức mạnh quân sự, gửi đi thông điệp cảnh báo đối với các nước bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ… không nên can dự vào vấn đề Biển Đông; đồng thời răn đe các nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở trong khu vực.

Dư luận liên quan cuộc tập trận sắp tới

Các nhà phân tích cho rằng, cuộc tập trận ba bên này là cách để chứng minh rằng các quốc gia ASEAN và Trung Quốc có thể làm việc cùng nhau về các vấn đề an ninh và quốc phòng, đặc biệt ở những khu vực ít nhạy cảm. Giáo sư Trương Khiết, chuyên gia về vấn đề Biển Đông thuộc Sở nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương và chiến lược toàn cầu trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, cuộc tập trận có thể giúp Trung Quốc cải thiện hợp tác quân sự với các nước ASEAN, qua đó giúp Trung Quốc thúc đẩy hơn nữa sáng kiến “Vành đai và Con đường” và gia tăng sức mạnh cho Trung Quốc trong cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở khu vực này.

Trong khi đó, chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh thuộc Đại học Công nghệ Nanyang nhận đinh, đối với Malaysia và Thái Lan, đây là cách chứng tỏ việc xây dựng lòng tin với Trung Quốc và là thông điệp khẳng định họ không đứng về bên nào trong mâu thuẫn giữa các cường quốc tại Biển Đông. Mục đích của họ là thể hiện quyết tâm thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. Còn Trung Quốc dĩ nhiên sẽ xem đây là cái cớ để phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới