Dù mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines đã có những cải thiện nhất định sau khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, song cả hai quốc gia này cần gần gũi hơn nữa để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ và Tổng thống Philippine
Bất chấp mối quan hệ cá nhân khá tốt đẹp giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Philippines Rodrigo Duterte, nhiều người cho rằng mối quan hệ đối tác đặc biệt và thiêng liên giờ đã trở thành một mối quan hệ chỉ dừng ở mức bình thường. Mối quan hệ này thậm chí cũng có thể trở nên căng thẳng bất kỳ lúc nào bởi hai nhà lãnh đạo “sớm nắng chiều mưa” tại Washington và Manila. Rõ ràng, cả Manila và Washington đều cần nhau để có thể đủ sức kiểm soát tham vọng hàng hải của Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền và đưua tàu biển tới các khu vực tranh chấp với Philippines.
Philippines có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở khu vực giao giữa biển Tây Thái Bình Dương và Biển Đông, trong khi Mỹ là cường quốc duy nhất đủ sức đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trừ phi hai đồng minh cùng phối hợp, Trung Quốc mới không thể thao túng vùng biển trọng yếu nhất thế giới này.
Tuy nhiên, sự chối bỏ của Duterte với Mỹ và chuyển hướng sang một mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh đã khiến Washington không khỏi kinh ngạc. Nhà lãnh đạo bạo mồm của Philippines thậm chí còn công khai kêu gọi xây dựng liên minh với các đối thủ hàng đầu của Mỹ như Nga và Trung Quốc, và chỉ chích các nước phương Tây vì phê phán hồ sơ nhân quyền của Manila.
Việc Trump đắc cử vào cuối năm 2016 cũng đã khiến mối quan hệ Mỹ – Philippines có những cải thiện đáng kể. Người kế nhiệm Obama cam kết sẽ không áp đặt những giá trị Mỹ đối với quốc gia bên ngoài, tránh gây sức ép trong vấn đề nhân quyền và cùng lúc còn ca ngợi cuộc chiến chống ma túy đầy bạo lực của Duterte là một “công việc khó tin”. Hai nhà lãnh đạo đã có các cuộc gặp bên lề hội nghị cấp cao ASEAN và các sự kiện liên quan vào cuối năm 2017, tuyên bố duy trì hợp tác mạnh mẽ trong các chiến dịch chống ma túy và chống khủng bố. Trong cuộc chiến tại Marawi, Duterte đã hoan nghênh các hỗ trợ của Mỹ, từ vũ khí, tình báo cho tới các hoạt động huấn luyện chiến tranh nội đô.
Nói một cách công bằng, chính sách ngả về Trung Quốc của Duterte một phần là bởi thái độ do dự của Chính quyền Obama trong việc đối phó và ngăn chặn Trung Quốc. Chính quyền Trump đã có những biện pháp cứng rắn hơn để phản ứng trước chủ nghĩa bành trướng của quốc gia này như mở rộng các chiến dịch hàng hải để khẳng định quyền tự do đi lại. Tuy nhiên, Washington đang bị phân tâm bởi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các đồng minh then chốt, cũng như cuộc phiêu lưu ngoại giao đầy mạo hiểm với Triều Tiên. Trong tất cả những vấn đề này, sự nóng nảy và khó đoán của Trump khiến người ta khó có thể yên tâm.
Mỹ và Philippines gặp nhiều khó khăn trong việc can thiệp nhằm ngăn chặn và đà bành chướng của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp. Tại nơi trọng yếu này, hai quốc gia cần phải phối hợp chặt chẽ hơn để giảm thiểu những rủi ro. Nếu không củng cố và đảm bảo liên minh, Mỹ và Philippines sẽ chỉ càng khiến Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ hơn, và mọi chuyện có thể sẽ không chỉ dừng lại ở Biển Đông.