Wednesday, November 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giới"Giả điếc", bán công nghệ quân sự nhạy cảm cho TQ: Đồng...

“Giả điếc”, bán công nghệ quân sự nhạy cảm cho TQ: Đồng minh thân cận khiến Mỹ uất nghẹn

Anh dường như đang phát lờ những cảnh báo của Washington về việc nước này bán công nghệ quân sự nhạy cảm cho Trung Quốc.

Chiến đấu cơ Su-30 và máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: AP

Trả lời hãng tin Sputnik, học giả Trung Quốc Mei Xinyu đã giải thích điều gì đang ẩn chứa đằng sau hợp đồng quốc phòng được cho là “không có giới hạn” giữa London và Bắc Kinh.

“Lợi ích quốc gia giữa Mỹ và Anh không hoàn toàn trùng khớp, phong cách chính trị của chính phủ Anh và Mỹ cũng khác nhau” – ông Mei Xinyu, nhà nghiên cứu tại Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc, bình luận về thỏa thuận radar giữa London và Bắc Kinh.

Trước đó, hôm 1/11, tờ SCMP (Hồng Kông) dẫn nguồn tin trong Bộ Thương mại Quốc tế Anh cho hay, một công ty quốc phòng giấu tên của nước này đã “bật đèn xanh” về việc cung cấp trang thiết bị, phụ tùng, phần mềm và công nghệ của các hệ thống radar quân sự cho quân đội Trung Quốc (PLA).

Theo tờ SCMP, không giống như các thỏa thuận trước đó, nhà cung cấp lần này được phép “xuất khẩu hàng hóa với số lượng không giới hạn”.

Tờ báo lưu ý rằng, mặc dù Washington đã nhiều lần cảnh báo về việc chuyển giao công nghệ của phương Tây cho Trung Quốc nhưng có vẻ nỗ lực của họ “không đủ sức” ngăn cản thỏa thuận này. Nó đã được giới chức Anh thông qua vào tháng 4/2018.

Có vẻ thỏa thuận chuyển giao các hệ thống radar quân sự đã được thống nhất trong chuyến thăm của Thủ tướng Theresa May tới Trung Quốc vào cuối tháng 1 – đầu tháng 2/2018.

Bà May đã có các cuộc trao đổi với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tìm cách mở rộng thương mại song phương và tăng cường hợp tác công nghiệp trong bối cảnh Bắc Kinh đang rơi vào cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

“Rõ ràng ở phương Tây, Nga là đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong nhiều thập kỷ – từ Thế chiến II, Chiến tranh Lạnh, cho tới ngày hôm nay” – Mei nói – “Nhưng do từng là đế chế thuộc địa, chính sách ngoại giao của Anh có phần tinh vi và khôn ngoan hơn so với Mỹ.

Mặt khác, trong số các đời Tổng thống Mỹ từ trước tới nay, ông Trump có nhiều hành động liều lĩnh nhất. Do đó, tất nhiên là Anh sẽ không làm mọi thứ theo Mỹ”.

Vị học giả Trung Quốc nhận định, trước khi đi đến thỏa thuận này, Anh và Trung Quốc đã cân nhắc vấn đề thuận và chống.

“Anh biết rõ rằng, trong một số lĩnh vực, công nghệ Trung Quốc đã đạt đến mức độ đáng gờm. Nếu Anh không bán radar quân sự cho Trung Quốc thì điều này sẽ không thay đổi bất cứ chuyện gì cả. Còn nếu họ đồng ý cung cấp thì họ có thể có được lợi ích” – Mei cho hay.

Câu hỏi dấy lên sau đó là, trong bối cảnh như hiện nay, Washington sẽ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc như thế nào, và liệu Mỹ có thể thành lập một liên minh quy mô lớn nhằm chống lại quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay không.

“Nhiều người Mỹ hy vọng rằng chính phủ sẽ đủ khả năng duy trì mối quan hệ bình thường với Trung Quốc và sẽ tìm kiếm sự hợp tác mang lại lợi ích cho hai phía.

Họ mong rằng Mỹ sẽ không để mất thị trường này. Tất nhiên, đối với những người xem Trung Quốc là mối đe dọa và cho rằng nước này nên bị kiềm chế, thì thỏa thuận giữa Trung Quốc và Anh là một sự thất vọng lớn” – Mei nói.

Theo vị học giả, quan hệ hợp tác giữa Anh-Trung Quốc trong lĩnh vực radar có vẻ sẽ khiến Mỹ lo ngại hơn.

Hồi tháng 10 năm nay, Hugh Griffiths – Chủ tịch Ủy ban Chuyên gia Khoa học Quốc phòng tại Bộ Quốc phòng Anh, đồng thời là một trong những chuyên gia radar xuất chúng nhất của nước này, đã nhận được Giải thưởng đóng góp nổi bật từ Bắc Kinh do sự hỗ trợ của ông trong lĩnh vực phát triển công nghệ radar của Trung Quốc.

Trước đó, tờ China Daily đưa tin, Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nanjing tại tỉnh Jiangsu đã thiết kế và chế tạo một loại radar có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa hơn 100km.

Sun Jun, người đứng đầu Phòng thí nghiệm công nghệ phát hiện thông minh của viện này cho biết, các radar mới của Trung Quốc đã giải quyết được những khó khăn của các loại radar truyền thống trong việc đối phó với mục tiêu tàng hình và các biện pháp gây nhiễu của đối phương.

RELATED ARTICLES

Tin mới