Friday, November 15, 2024
Trang chủNhìn ra thế giới1 bức tranh, 2 vị trí khác biệt: Ông Tập Cận Bình...

1 bức tranh, 2 vị trí khác biệt: Ông Tập Cận Bình tham vọng thoát khỏi cái bóng của Đặng?

Trong bức tranh tại buổi triển lãm, ông Tập Cận Bình đứng trước, ở vị trí trung tâm, còn bức tượng của Đặng Tiểu Bình là hình ảnh mờ xa, chìm trong ánh hoàng hôn.

Ảnh: NYT

Không lâu sau khi trở thành lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tới đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm của một vị tiền nhiệm – người được ghi nhận đã mở ra một kỷ nguyên mới phồn vinh cho Trung Quốc vào 40 năm trước – Đặng Tiểu Bình, The New York (NYT – Mỹ) viết.

Theo NYT, động thái của ông Tập không có gì đặc biệt, bởi xét về địa vị trên chính trường Trung Quốc, Đặng chỉ đứng sau nhà lãnh tụ Mao Trạch Đông nên sức ảnh hưởng của Đặng là vô cùng lớn và từ đó về sau, mỗi nhà lãnh đạo Trung Quốc đều cố gắng định vị bản thân trở thành người kế thừa của Đặng.

Tuy nhiên, ông Tập dường như có cách tiếp cận khác, báo Mỹ nhận định.

Một bức tranh lớn về chuyến thăm của ông tới đài tưởng niệm Đặng Tiểu Bình được trưng bày ở các bảo tàng tại Trung Quốc trước lễ kỷ niệm ngày Đặng tuyên bố Trung Quốc tiến hành “cải cách và mở cửa” 12/12. Trên bức tranh, ông Tập đứng trước, ở vị trí trung tâm, còn bức tượng của Đặng Tiểu Bình là hình ảnh mờ xa, chìm trong ánh hoàng hôn.

Một số nhà quan sát cho rằng, đây là một động thái nhằm nâng cao vị thế của ông Tập trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc và sự thay đổi tuyên truyền chính trị này có thể có tác động sâu sắc đến chính trị và quyết sách của Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình không cố gắng xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Đặng Tiểu Bình. Ví dụ, ông đã đi khảo sát phía Nam hồi tháng trước – hành động lặp lại chuyến thăm miền Nam năm 1992 của Đặng nhưng ảnh hưởng của Đặng đã giảm đi kể từ khi ông Tập tập trung quyền lực và nâng cao hình ảnh bản thân qua các chiến dịch tuyên truyền lớn, NYT bình luận.

“Ông Tập chắc chắn không muốn là ‘cái bóng’ của Đặng”, Julian B. Gewirtz, nhà nghiên cứu ở trường đại học Havard nói, “Ông Tập muốn xây dựng một hệ thống chính trị riêng lấy bản thân làm trung tâm”.

Theo Gewirtz, khác với hai người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, ông Tập trở thành lãnh đạo Trung Quốc sau khi Đặng qua đời và là lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên không phải do Đặng đề bạt.

Ngoài ra, theo chuyên gia Mỹ, di sản của Đặng Tiều Bình vừa là thách thức vừa là sợi dây ràng buộc đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm khi nó được coi là thước đo lịch sử đối với ông cũng như là khuôn khổ hạn chế lựa chọn của ông.

Ông Tập Cận Bình có khuynh hướng “thoát li” chính sách của Đặng Tiểu Bình trên nhiều phương diện, ví dụ như, công khai thách thức Mỹ, hạn chế ảnh hưởng của phương Tây với Trung Quốc và tìm cách “bảo vệ” các công ty Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh.

Ông Tập thậm chí còn thông qua quốc hội, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ với chức danh Chủ tịch nước – một quy định do Đặng Tiểu Bình đặt ra.

Theo NYT, trong chuyến thăm miền Nam Trung Quốc vào tháng trước, ông Tập nhắc đến việc kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa, cam kết tiếp tục quá trình chuyển đổi kinh tế do Đặng đề ra nhưng lại không đề cập cụ thể về Đặng – ít nhất không xuất hiện trên các bản tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Geremie R. Barmé, học giả người Australia cho rằng, ông Tập dường như muốn định vị bản thân trở thành người có vị thế chỉ sau Mao Trạch Đông, coi Đặng và các lãnh đạo sau Đặng thuộc thời kỳ chuyển đổi kinh tế và từ đó dẫn đến kỷ nguyên sức mạnh mới do ông lãnh đạo.

Nói cách khác, trong chuyến thị sát phía Nam, bao gồm cả chuyến thăm chiến khu phía Nam, ông đã kêu gọi các chỉ huy quân sự “nâng cao trách triệm, tập trung vào công tác sẵn sàng trực chiến”.

RELATED ARTICLES

Tin mới