Giới phân tích cho rằng, sau 2 năm “ngả” về Trung Quốc, Philippines thực tế vẫn chưa thu được lợi ích rõ ràng nào.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh. Ảnh: News.cn.
Hai năm sau khi Tổng thống Philippines tuyên bố “ly hôn” với đồng minh cũ là Mỹ để đổi lấy mối quan hệ nhiều lợi ích với Trung Quốc, đến nay, ông Rodrigo Duterte vẫn chưa có nhiều điều để “khoe” về những gì mà mối quan hệ này mang lại.
Tổng thống Duterte rời Bắc Kinh năm 2016 với thỏa thuận về khoản vay 24 tỷ USD và cam kết đầu tư cho việc đại tu cơ sở hạ tầng đầy tham vọng, chỉ vài tuần sau khi ông nói rằng mối quan hệ Mỹ – Philippines chẳng khác nào mối quan hệ “chủ – tớ” và rằng sẽ tốt hơn khi Philippines hợp tác với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chỉ có một phần nhỏ trong những cam kết hỗ trợ của Trung Quốc được hiện thực hóa, điều này khiến ông Duterte vấp phải không ít chỉ trích cho rằng ông đã sai lầm vì tin vào “bánh vẽ” của Bắc Kinh và để cho Trung Quốc đặt ra các mối đe dọa đến chủ quyền quốc gia.
Theo nhà phân tích quốc phòng và an ninh ở Manila Richard Heydarian, khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Philippines trong tuần này, ông Duterte sẽ cần ông Tập Cận Bình mở hầu bao để có thể biện minh cho những nhượng bộ địa chính trị của mình với “đối thủ truyền thống”.
“Nếu không, chúng ta có thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng chẳng có gì trong những tuyên bố của Duterte và Philippines là nạn nhân của lời hứa hão. Sự ngây thơ của ông Duterte đã giúp Trung Quốc giành lợi thế chiến lược trước Philippines, không còn nghi ngờ gì về điều đó”, Heydarian nhận định.
Bộ trưởng Ngân sách của Philippines Benjamin Diokno cho rằng, sẽ là không hợp lý khi mong đợi Trung Quốc thực hiện toàn bộ các cam kết chỉ trong 2 năm. Tuy nhiên, vị quan chức này hy vọng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể tác động, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết sau chuyến thăm sắp tới.
“Chúng tôi rất lạc quan rằng mọi việc sẽ trôi chảy khi nhà lãnh đạo Trung Quốc gây áp lực để đẩy nhanh tiến trình”, ông Diokno đưa ra nhận định hồi tuần trước.
Chương trình cơ sở hạ tầng “xây dựng, xây dựng, xây dựng” đặc trưng của Duterte cũng là trọng tâm trong chiến lược kinh tế mà ông theo đuổi, bao gồm 75 dự án hàng đầu, trong đó có khoảng một nửa sử dụng các khoản vay, trợ cấp hoặc đầu tư từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo các tài liệu được Chính phủ Philippines công bố, đến nay chỉ có 3 trong số đó, bao gồm 2 cây cầu và 1 công trình thủy lợi trị giá 167 triệu USD được phá dỡ. Phần còn lại bao gồm 3 dự án đường sắt, 3 đường cao tốc, 9 cây cầu vẫn đang nằm trên giấy tờ, hoặc chờ Chính phủ Trung Quốc phê duyệt tài chính hoặc chờ đề cử các nhà thầu.
Kết quả tích cực?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, các dự án lớn được hai bên ký kết “đang được tiến hành suôn sẻ và tiếp tục đạt được những kết quả tích cực”. Trung Quốc muốn thúc đẩy thương mại, đầu tư và sớm “khởi công xây dựng các dự án mà hai bên đã ký kết”.
Theo số liệu của cơ quan thống kê Philippines, cam kết đầu tư của Trung Quốc vào Philippines trong nửa đầu năm nay chỉ là 33 triệu USD, bằng khoảng 40% so với Mỹ và khoảng 1/7 so với Nhật Bản.
Thương mại giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng đáng kể. Cụ thể, xuất khẩu của Trung Quốc sang Philippines tăng 26% trong 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu hàng hóa từ Philippines của Trung Quốc tăng 9,8%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào Philippines đã tăng lên 181 triệu USD trong 8 tháng đầu năm. Theo ngân hàng Trung ương Philippines, con số này khá ấn tượng nếu so sánh với 28,8 triệu USD trong cả năm 2017.
Áp lực cực đại
Kể từ khi nhậm chức, ông Duterte đã dành không ít lời ca ngợi Trung Quốc và thừa nhận có “cảm tình” với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Người ta từng kỳ vọng rất nhiều sau khi Toà trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ra tuyên bố đứng về phía Philippines, vô hiệu hóa toàn bộ tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, ông Duterte dường như đã “ngó lơ” phán quyết này, để nó rơi vào quên lãng.
Theo nhà phân tích quốc phòng và an ninh ở Manila Richard Heydarian, khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Philippines trong tuần này, ông Duterte sẽ cần ông Tập Cận Bình mở hầu bao để có thể biện minh cho những nhượng bộ địa chính trị của mình với “đối thủ truyền thống”.
“Nếu không, chúng ta có thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng chẳng có gì trong những tuyên bố của Duterte và Philippines là nạn nhân của lời hứa hão. Sự ngây thơ của ông Duterte đã giúp Trung Quốc giành lợi thế chiến lược trước Philippines, không còn nghi ngờ gì về điều đó”, Heydarian nhận định.
Bộ trưởng Ngân sách của Philippines Benjamin Diokno cho rằng, sẽ là không hợp lý khi mong đợi Trung Quốc thực hiện toàn bộ các cam kết chỉ trong 2 năm. Tuy nhiên, vị quan chức này hy vọng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể tác động, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết sau chuyến thăm sắp tới.
“Chúng tôi rất lạc quan rằng mọi việc sẽ trôi chảy khi nhà lãnh đạo Trung Quốc gây áp lực để đẩy nhanh tiến trình”, ông Diokno đưa ra nhận định hồi tuần trước.
Chương trình cơ sở hạ tầng “xây dựng, xây dựng, xây dựng” đặc trưng của Duterte cũng là trọng tâm trong chiến lược kinh tế mà ông theo đuổi, bao gồm 75 dự án hàng đầu, trong đó có khoảng một nửa sử dụng các khoản vay, trợ cấp hoặc đầu tư từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo các tài liệu được Chính phủ Philippines công bố, đến nay chỉ có 3 trong số đó, bao gồm 2 cây cầu và 1 công trình thủy lợi trị giá 167 triệu USD được phá dỡ. Phần còn lại bao gồm 3 dự án đường sắt, 3 đường cao tốc, 9 cây cầu vẫn đang nằm trên giấy tờ, hoặc chờ Chính phủ Trung Quốc phê duyệt tài chính hoặc chờ đề cử các nhà thầu.
Kết quả tích cực?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, các dự án lớn được hai bên ký kết “đang được tiến hành suôn sẻ và tiếp tục đạt được những kết quả tích cực”. Trung Quốc muốn thúc đẩy thương mại, đầu tư và sớm “khởi công xây dựng các dự án mà hai bên đã ký kết”.
Theo số liệu của cơ quan thống kê Philippines, cam kết đầu tư của Trung Quốc vào Philippines trong nửa đầu năm nay chỉ là 33 triệu USD, bằng khoảng 40% so với Mỹ và khoảng 1/7 so với Nhật Bản.
Thương mại giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng đáng kể. Cụ thể, xuất khẩu của Trung Quốc sang Philippines tăng 26% trong 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu hàng hóa từ Philippines của Trung Quốc tăng 9,8%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào Philippines đã tăng lên 181 triệu USD trong 8 tháng đầu năm. Theo ngân hàng Trung ương Philippines, con số này khá ấn tượng nếu so sánh với 28,8 triệu USD trong cả năm 2017.
Áp lực cực đại
Kể từ khi nhậm chức, ông Duterte đã dành không ít lời ca ngợi Trung Quốc và thừa nhận có “cảm tình” với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Người ta từng kỳ vọng rất nhiều sau khi Toà trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ra tuyên bố đứng về phía Philippines, vô hiệu hóa toàn bộ tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, ông Duterte dường như đã “ngó lơ” phán quyết này, để nó rơi vào quên lãng.
Thay vì tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông, ông Duterte lại đang tìm kiếm một thỏa thuận để cùng nhau khai thác các mỏ khí ở khu vực gần Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa [thuộc chủ quyền của Việt Nam-ND].
Một số nhà lập pháp Philippines lo ngại rằng, động thái này cũng tương đương với việc công nhận tuyên bố chủ quyền phi lý, không tuân thủ luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông vốn bị Tòa trọng tài Quốc tế phủ nhận.
Theo nhận định của chuyên gia Heydarian, nếu Tổng thống Duterte không thể cho thấy những lợi ích thiết thực từ việc “kết thân” với Trung Quốc thì vị thế của ông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2019 – cuộc bầu cử được cho là có thể xác định sự thành-bại của Tổng thống.
Heydarian nói: “Nếu sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc vẫn không có động thái lớn rót vốn đầu tư vào Philippines và nếu việc bồi đắp, quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông không suy giảm thì sẽ phát sinh tình huống ông Duterte phải chịu áp lực cực đại”.