Khi mà căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên, các công ty công nghệ lớn nhất Đài Loan đang chuyển sản xuất về Đài Loan để tránh thuế cao. Thành phố 2 triệu dân nằm ven biển này được hưởng lợi.
Một trong những đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một thành phố nhỏ tại Đài Loan có tên Đào Viên (Taoyuan).
Theo Bloomberg, thành phố nhỏ nằm ở phía Tây của Taipei, thành phố trung tâm Đài Loan, bao nhiêu lâu nay đã gặp khó khăn khi mà nhiều công ty địa phương chuyển sản xuất sang Trung Quốc đại lục nhằm hưởng lợi từ việc mức lương thấp và thương mại toàn cầu phát triển.
Thế nhưng khi mà căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên, các công ty công nghệ lớn nhất Đài Loan đang chuyển sản xuất về Đài Loan để tránh thuế cao. Thành phố 2 triệu dân nằm ven biển này hưởng lợi.
Bản thân Đào Viên nếu nhìn từ bên ngoài không mấy hấp dẫn. Thế nhưng nó nằm cách Taipei chỉ 1 giờ lái xe, như vậy cũng đồng nghĩa với việc nằm không hề xa so với sân bay quốc tế Đài Loan và đồng thời Đào Viên được nhiều bên hỗ trợ.
Đây có thể là địa điểm rất được quan tâm khi mà cỗ máy sản xuất lớn nhất thế giới đang tìm kiếm địa điểm thay thế. Động thái mới nhất của doanh nghiệp sản xuất đe dọa sẽ làm thay đổi chuỗi cung ứng đã tồn tại và phát triển suốt nhiều thập kỷ qua.
Từ công ty Pegatron chuyên lắp ráp iPhone cho đến công ty máy tính Compal Electronics, họ đang chuẩn bị kết thúc những hợp đồng sản xuất tại Trung Quốc đã đi cùng với họ suốt từ thập niên 1980.
Cũng với nhà cung cấp Inventec của Apple, 3 doanh nghiệp này đang mở rộng hoạt động sản xuất tại Đào Viên khi mà Washington và Bắc Kinh không ngừng đối đầu về thương mại và thuế quan.
Công ty máy tính Quanta cũng đang tìm kiếm đất tại Đài Loan để mở rộng sản xuất. Dân số Đào Viên hiện đang tăng trưởng nhanh nhất so với các thành phố khác tại Đài Loan khi mà Mỹ – Trung Quốc ngày một căng thẳng trong vấn đề thương mại.
Hàng loạt doanh nghiệp như Pegatron đang trở về nhà. 30 năm trước đây, nhiều doanh nghiệp trụ sở ở Đào Viên và nhiều nơi khác trên đảo Đài Loan chuyển sản xuất sang Trung Quốc để tìm kiếm mức chi phí thấp hơn, vì vậy họ cùng nhau tạo nên công xưởng của thế giới.
Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, khoảng 15 trong số 20 nhà xuất khẩu hàng đầu đến Mỹ trong năm 2016 có xuất xứ từ Đài Loan.
Chắc chắn, chính quyền Đào Viên luôn đưa ra chính sách thu hút đầu tư. Hoạt động của khoảng hơn 30 khu công nghiệp tại Đào Viên trong năm ngoái mang đến kết quả tích cực: sản lượng công nghiệp ước tính đạt 100 tỷ USD trong năm ngoái.