Friday, November 15, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ thẳng thừng từ chối gia nhập hiệp ước hạt nhân INF

TQ thẳng thừng từ chối gia nhập hiệp ước hạt nhân INF

Trung Quốc phản đối ý định biến Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trở thành một hiệp định đa phương với lý do đây là hiệp ước đã được “Liên Xô và Mỹ” đồng ý ký kết, Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 5/12 cho biết.

90% số tên lửa phóng từ mặt đất mà Bắc Kinh phát triển đều nằm trong nhóm vi phạm INF nếu Bắc Kinh là một bên tham gia hiệp ước. (Ảnh: Sputnik)

Tuyên bố này đồng nghĩa với Bắc Kinh từ chối tham gia vào hiệp định đã tồn tại hơn 30 năm qua.

INF được ký năm 1987 bởi Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Hiệp định loại bỏ tất cả tên lửa thường và hạt nhân phóng từ mặt đất cùng thiết bị phóng với tầm bắn ngắn (500-1.000 km) và trung (1.000-5.500 km).

Ngày 20/10, Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi INF với cáo buộc Nga liên tục vi phạm các điều khoản trong hiệp ước. Ông cùng với đó kêu gọi Bắc Kinh nên là một bên tham gia vào hiệp ước này.

Trung Quốc không tham gia ký kết INF nên có thể phát triển tên lửa đạn đạo mà không bị hạn chế. Các tên lửa chuỗi DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn lên tới 15.000 km, khiến cả nước Mỹ có thể nằm trong tầm tiếp cận, theo SCMP.

Giới quan sát cho rằng quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ xuất phát từ lo ngại về kho vũ khí tầm trung mà Trung Quốc đang phát triển trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương. Các quan chức Lầu Năm Góc cũng từng khẳng định Bắc Kinh sẽ không chịu ký INF bởi 90% số tên lửa phóng từ mặt đất mà Trung Quốc phát triển đều nằm trong nhóm vi phạm hiệp ước này.

Trong khi đó, đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tin rằng không chỉ Trung Quốc mà cả các quốc gia ở NATO, đặc biệt là Pháp và Anh nên tham gia vào hiệp ước này.

Trong một diễn biến liên quan, Mỹ mới đây ra tối hậu thư cho Nga, nói rằng Matxcơva có 60 ngày để tuân thủ trở lại các điều khoản đã vi phạm, nếu không Washington sẽ tự hủy bỏ hiệp ước này.

Tuy nhiên, theo Sputnik, nội dung của hiệp ước được ký kết cách đây hơn 30 năm nêu rõ thỏa thuận này cung cấp một thời gian không hạn định để mỗi bên có thể rời khỏi hiệp ước nhưng chỉ khi cung cấp được bằng chứng chứng minh bên còn lại vi phạm các điều khoản.

RELATED ARTICLES

Tin mới