Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngIndonesia lập căn cứ rìa Biển Đông: Chặn đe dọa tiềm tàng

Indonesia lập căn cứ rìa Biển Đông: Chặn đe dọa tiềm tàng

Indonesia trong tuần này đã mở một căn cứ quân sự đủ không gian cho 1.000 lính ở khu vực rìa phía Nam quốc gia này.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng Hôm thứ 3 (18/12), Indonesia khánh thành căn cứ quân sự ở Selat Lampa trên đảo Natuna Besar – một phần của quần đảo Natuna – một trong những khu vực xa nhất của Indonesia, cách đảo Borneo hơn 200km.

Phát biểu trong lễ khánh thành, Nguyên soái Hadi Tjahjanto của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Indonesia (TNI) cho biết tiền đồn này được thiết kế để hoạt động như một biện pháp ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa an ninh tiềm tàng nào, đặc biệt là ở khu vực biên giới.

Tổng thống Widodo hôm 19/12 nhấn mạnh, việc xây dựng căn cứ này để chứng minh Indonesia có quyết tâm cao nhất trong việc bảo vệ lãnh thổ và khẳng định đảo Natuna là một đảo có chủ quyền với sự sinh sống của 169.000 dân Indonesia.

Tổng thống Widodo khẳng định trong bài phát biểu về sự kiện khánh thành căn cứ quân sự mới: “Nếu có bất kỳ nguy cơ nào với an ninh quốc gia, cùng nhau, chúng ta sẽ chiến đấu chống lại những sự đe dọa đó”.

Nguyên soái Hadi Tjahjanto không tiết lộ số quân nhân chính xác tại khu vực Natuna nhưng cho biết căn cứ mới thành lập có một tiểu đoàn lục quân, cùng đại đội thủy quân lục chiến, kỹ sư và pháo binh.

Trong quân đội Indonesia, một tiểu đoàn thường có từ 825-1.000 quân nhân trong khi một đại đội có khoảng 100 binh sĩ.

Theo Tư lệnh Hadi, việc phát triển căn cứ quân sự kiểu này dự kiến cũng sẽ được thực hiện tại các đảo chiến lược khác. Căn cứ mới cũng có một nhà chứa máy bay phục vụ một đội máy bay không người lái và sẽ được nâng cấp tùy theo mức độ đe dọa, song song đó, các binh sĩ tại đây luôn sẵn sàng tham gia bất kỳ hoạt động quân sự nào.

Ông Collin Koh Swee Lean, nhà phân tích tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng kế hoạch lập căn cứ quân sự tại quần đảo Natuna đã được thực hiện trong nhiều năm và vụ va chạm với Trung Quốc hồi năm 2016 tạo thêm động lực để Indonesia thực hiện kế hoạch này.

Aaron Connelly, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, đã mô tả những bình luận của tổng thống là một chiến dịch hùng biện rõ ràng trong bối cảnh ông này cần tăng uy tín chính trị để tham gia vào cuộc tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo tại Indonesia.

Indonesia lap can cu ria Bien Dong: Chan de doa tiem tang

Một cuộc tập trận của hải quân Indonesia

Biển Đông là nơi có một số tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và Trung Quốc có các yêu sách lãnh thổ chồng chéo với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei.

Indonesia không thuộc diện có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng đã công nhận chủ quyền của Indonesia với quần đảo Natuna. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn có những yêu sách nhằm vào quyền và lợi ích hàng hải của Indonesia, điều này khiến Jacarta bức xúc và theo đuổi các kế hoạch đề phòng với Bắc Kinh.

Năm 2017 cũng đánh dấu việc Indonesia đã thay đổi toàn bộ tên các vùng biển lãnh hải của họ, và không còn sự hiện diện của Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế theo cách quy ước của Jacarta. Điều này khiến Trung Quốc bức xúc và tăng thêm nhiều lo ngại sẽ gia tăng căng thẳng giữa hai bên.

Tuy nhiên, theo phân tích từ chuyên gia Aaron Connelly, Tổng thống Indonesia chỉ đang tập trung bảo vệ lợi ích của mình xung quanh quần đảo Natuna, họ không tỏ ra muốn đối kháng trực tiếp với Trung Quốc bởi lẽ Jacarta vẫn đang có những hợp tác thu hút đầu tư của Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng của quốc gia Đông Nam Á này.

Ông Connelly cho rằng, thế khó của ông Widodo ở đây là vừa phải bảo vệ lợi ích lãnh hải quốc gia, vừa phải đối diện với việc không động chạm tới Bắc Kinh để duy trì các dự án đầu tư kinh tế, cơ sở hạ tầng.

RELATED ARTICLES

Tin mới