Sunday, January 12, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiYêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông liên tục bị...

Yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông liên tục bị dư luận từ chối

Thời gian qua, mặc dù Trung Quốc liên tục tuyên truyền và nguỵ biện cho các đòi hỏi chủ quyền của mình ở Biển Đông, tuy nhiên nhiều vụ việc tại các nước cho thấy, phần lớn dư luận đều bác bỏ những đòi hỏi này. Vụ việc mới nhất là ứng dụng dự báo thời tiết Windy của Séc đã bỏ tên gọi “Tam Sa” của Trung Quốc ra khỏi giao diện người dùng.

Sai lệch trên các ứng dụng mạng đang bị dư luận phản đối mạnh mẽ.

Windy – một ứng dụng dự báo thời tiết trên máy tính và điện thoại của Séc ngày 18/12 đã phải chỉnh sửa và bỏ tên “Sansha” (“Tam Sa” theo cách gọi của Trung Quốc khi đưa ra các yêu sách phí pháp về chủ quyền ở Biển Đông) khỏi giao diện bản đồ chỉ dẫn khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên cả website và ứng dụng di động. Windy là ứng dụng thời tiết phổ biến với hơn 5 triệu lượt tải về trên hệ điều hành Android. Tháng trước, nhiều người Việt Nam khi dùng ứng dụng dự báo thời tiết thời gian thực Windy để theo dõi diễn biến bão số 9 đã phát hiện bản đồ báo bão gọi quần đảo Hoàng Sa là “Tam Sa” và điều này đã bị dư luận các nước phản đối mạnh mẽ. Đây không phải lần đầu tiên có những bản đồ với các thông tin sai lệch về chủ quyền ở Biển Đông.

Trước đó tháng 7/2018, các nhóm chuyên về Marketing ở Việt Nam và người dùng Facebook cũng đã phát hiện khi thông tin sai lệch từ Facebook khi nhập tên Trung Quốc vào đối tượng chạy quảng cáo, Facebook đã khoanh vùng và hiển thị vị trí lãnh thổ quốc gia này theo màu sắc. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hiển thị trùng màu với các phần lãnh thổ còn lại của Trung Quốc là màu xanh. Theo các nhà nghiên cứu, Facebook đã dùng hai nguồn bản đồ nhầm lẫn khi công nhận trái phép quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc trên nền tảng của mình, gồm Openstreetmap và Here Maps. Trong đó Openstreetmap chịu trách nhiệm hiển thị mật độ người dùng livestream, sử dụng tên gọi “Tam Sa” khi mô tả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và khoanh vùng cho thuộc Trung Quốc. Còn với Here Maps khi được tích hợp vào Facebook, phần bản đồ Biển Đông vẫn xuất hiện những đường vẽ sai lệch về chủ quyền. Sau khi được phía Việt Nam yêu cầu đề nghị Facebook đính chính, phía Facebook phản hồi rằng đã nhận thức được vấn đề và đây là việc “dùng nhầm bản đồ này làm bản đồ cơ sở” đồng thời khẳng định việc này về bản chất chỉ là do kỹ thuật, không có ý đồ chính trị.Theo đó, Facebook cũng cho biết đang xác định nguyên nhân và sẽ giải quyết vấn đề này sớm nhất. Vu việc tương tự khác vào tháng 8/2018, một công ty sản xuất địa cầu nhựa của Ucraina cũng phải xin lỗi Việt Nam sau khi in một phần lãnh thổ Trung Quốc lấn vào Việt Nam cũng như không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ. Năm 2016, Hãng Google cũng từng mắc phải một sự cố tương tự khi sử dụng tên gọi “Tam Sa” trên bản đồ Google Maps. Trước phản ừng dữ dội từ dư luận cũng như giới khoa học, Google đã thực hiện sửa đổi, đánh dấu toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng tên quốc tế là Paracel. Việc tìm kiếm “Tam Sa” cùng với đó cũng không còn hiệu lực.

Qua các vụ việc này, giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang tích cực tuyên truyền cho các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, trong đó sử dụng các cơ quan thông tấn, truyền thông và báo chí để đưa tin, hình ảnh, bài viết cập nhật về hoạt động bảo vệ “chủ quyền” biển đảo của quân, dân Trung Quốc; mở nhiều trang diễn đàn (diễn đàn quân sự, diễn đàn Nam Hải…) chuyên đăng các thông tin liên quan Biển Đông nhằm tuyên truyền về vấn đề “chủ quyền”, kích động tinh thần dân tộc và tán phát các thông tin xuyên tạc sự thật khiến người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế ngộ nhận về “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc. Trung Quốc cũng thông thông qua Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ, ban ngành và cơ quan hành chính các địa phương: Đây là các kênh truyền tải thông tin chính thống nhanh nhất của Trung Quốc. Khi diễn biến tình hình ở Biển Đông trở nên căng thẳng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục sử dụng giọng điệu khẳng định “chủ quyền” và bác bỏ tất cả các thông tin liên quan (không có lợi cho Trung Quốc), tìm cách đổ lỗi và chỉ trích các nước. Trong khi đó, quan chức Trung Quốc cũng không ngừng tìm cách lồng ghép các tuyên bố có liên quan vấn đề Biển Đông tại các cuộc gặp, hội nghị, diễn đàn quốc tế. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thông qua các loại hình ấn phẩm văn hóa: Chính phủ Trung Quốc, các Viện nghiên cứu, trường Đại học… xuất bản nhiều ấn phẩm văn hóa liên quan vấn đề Biển Đông như “Điệp vụ Biển Đỏ/Operation Red Sea” (Theo nội dung thông cáo, 36 giây cuối phim có hình ảnh thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và phát hiện ra một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng không rõ nét. Loa từ tàu của Trung Quốc phát ra thông điệp rằng: “Chú ý, đây là Hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”); phát hành dưới nhiều hình thức bản đồ, trong đó thâu tóm trái phép gần như toàn bộ Biển Đông; Nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc) phát hành cuốn sách khoe khoang về “lịch sử, nguồn tài nguyên và vai trò quốc phòng” của cái gọi là “thành phố Tam Sa” – đơn vị hành chính mà Trung Quốc thành lập trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam; phát hành bộ tem phổ thông “Mỹ lệ Trung Quốc”, bao gồm 6 mẫu, trong đó có những mẫu tem đã ngang nhiên đưa vào đó cả hình ảnh biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam; in đèn lồng có chữ “Tam Sa và Nam Sa (bằng tiếng Trung Quốc)” xuất sang thị trường Việt Nam; xuất bản cẩm nang du lịch in bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Trung Quốc cũng vận động, tranh thủ sức ảnh hưởng của những ngôi sao, văn nghệ sỹ trong giới giải trí để tuyên truyền các tin, hình ảnh nhằm khẳng định “chủ quyền” ở Biển Đông. Nhiều diễn viên, ca sỹ nổi tiếng của Trung Quốc đã phải đưa ra nhưng tuyên bố thể hiện “lòng yêu nước” khi tìm cách lồng ghép vấn đề Biển Đông trên trang cá nhân (Twin, Weibo…) mặc dù nhiều người trong số họ không hề quan tâm và thậm chí không biết Biển Đông ở đâu. Ngoài ra, Trung Quốc còn thông qua nhiều biện pháp khác để tuyên truyền về “chủ quyền” ở Biển Đông như thuê, mua chuộc các hãng báo chí quốc tế và nhà nghiên cứu viết bài ủng hộ lập trường của Trung Quốc; sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin (phát hành các loại game, lồng ghép bản đồ có đường 9 đoạn vào các dịch vụ ứng dụng công nghệ của Trung Quốc…) để kích động tinh thần bảo vệ biển đảo, xuyên tạc, gây ngộ nhận cho người dân.

RELATED ARTICLES

Tin mới