Friday, November 8, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHọc giả Mỹ: Tham vọng của ông Tập Cận Bình có thể...

Học giả Mỹ: Tham vọng của ông Tập Cận Bình có thể khiến “giấc mộng Trung Hoa” phá sản

Trong tất cả những phép thử mà Trung Quốc tạo ra với Mỹ, có lẽ thách thức về ý thức hệ là khó khăn nhất, khi mà mô hình phát triển của Trung Quốc đang phát huy rất hiệu quả.

 

Ảnh: Reuters

Ai là nhà lãnh đạo quan trọng và rắc rối nhất trên thế giới hiện nay? Hầu hết mọi người sẽ có chung một đáp án, đó là Tổng thống Mỹ Donald Trump – và vị trị thứ hai sẽ là Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tuy nhiên, trong cuốn sách của mình (The third revolution), học giả thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế (CFR) Elizabeth Economy, lại cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới là người xứng đáng nhất với danh hiệu này.

Dưới sự lãnh đạo của ông Tập kể từ năm 2012, một Trung Quốc ngày càng uy lực đã bắt đầu phô trương sức mạnh của mình theo cách khiến cho giới quan sát quốc tế phải lo sợ về khả năng bùng phát một cuộc Chiến tranh Lạnh mới – hoặc thậm chỉ là một cuộc chiến tranh nóng mới – với Mỹ.

Tham vọng nhằm xác lập vị trí trung tâm trong các vấn đề thế giới của Trung Quốc được ông Tập tuyên bố một cách thẳng thừng hơn hẳn so với các nhà lãnh đạo khác kể từ thời Mao Trạch Đông. Ông cũng là người tập trung được nhiều quyền lực nhất trong giai đoạn ấy.

Economy đã liệt kê những thay đổi mà Trung Quốc trải qua dưới thời ông Tập: Từ việc thay thế lối lãnh đạo tập thể cho tới nỗ lực hạn chế dòng chảy tư tưởng vào đất nước trong khi mở rộng tư tưởng và nguồn lực ra bên ngoài.

Ngoài ra, Trung Quốc còn mở rộng “dấu chân” quân sự, thúc đẩy thành lập các tổ chức quốc tế mới như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á, khởi động Sáng kiến Vành đai – Con đường và các dự án địa kinh tế khác, tăng cường gia tăng ảnh hưởng không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà còn ở phạm vi toàn cầu.

Thoạt nhìn, những điều ấy có vẻ ấn tượng và tầm nhìn của ông Tập có vẻ thành công tính cho tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Economy cảnh báo rằng, tất cả các yếu tố trong lập trường của ông Tập có nguy cơ gây ra sự phản ứng từ cả trong nước, lẫn ngoài nước, và cuối cùng có thể khiến “Giấc mộng Trung Hoa” phá sản.

Phân tích từ lĩnh vực sức mạnh cứng cho tới ý tưởng, Economy đã chỉ ra rằng: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn đầy tham vọng.

“Một mô hình độc đáo của Trung Quốc có thể sẽ trở thành một tiêu chuẩn cho các nước khác noi theo, kể các nước hiện đang đi theo mô hình dân chủ tự do của Mỹ và châu Âu”, Economy nói.

Theo Economy, mô hình nói trên dường như có thể cắt đứt dòng chảy về các xu thế quốc tế hậu Chiến tranh Thế giới thứ hai và cho thấy nó ngày càng phù hợp trong thời gian gần đây, khi nền dân chủ ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề, còn sức hấp dẫn của mô hình tư bản tự do kiểu Mỹ thì phai nhạt.

Hiệu suất kinh tế của Trung Quốc đã làm các nước đang phát triển trên thế giới kinh ngạc và điều này làm hồi sinh các ý tưởng bảo thủ.

Có vẻ trong số tất cả những phép thử mà Trung Quốc đang tạo ra với nền lãnh đạo Mỹ thì thách thức về ý thức hệ có thể là quan trọng nhất và khó khăn nhất đối với nước Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới