Trong những tính toán của Trung Quốc hiện nay, tàu sân bay đang được giới lãnh đạo và quân sự nước này coi là con bài chiến lược sẽ giúp hiện thực hóa các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, cũng như cân bằng tương quan lực lượng với các nước.
Tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay 001A của TQ. Nguồn: SCMP
1. Tàu Sân bay Liêu Ninh
Đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Nó được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh nơi con tàu được tân trang. Sau một số lần chạy thử, tàu được đánh số 16 và chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 9/2012. Nguyên bản của tàu này do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag. Trung Quốc đã mua thanh lý lại từ Ucraina vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó. Mục đích mua tàu không được công khai cho đến tận tháng 6/2011 khi chiếc tàu được đóng xong hoàn toàn. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo rằng tàu Liêu Ninh được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và huấn luyện. Do vốn là tàu Varyag, nên Liêu Ninh có thể xem là thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó có chiều dài khoảng 304,5 m, rộng 37 m. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 32 knot (hay 37 hải lý/giờ). Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS và hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng. Liêu Ninh dùng hệ thống dốc kiểu “bệ phóng trượt tuyết” chứ không phải máy phóng như các tàu sân bay của Mỹ. Sự kiện đầu tiên đánh dấu sự tôn tại của tàu Lieu Ninh là vào tháng 9/2012, khi đó tại cảng Đại Liên, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc và được ra mắt với sự có mặt tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Giới quan sát lúc này cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này vì vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay khi mà không thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu và chiếc J-15 vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa có năng lực được kiểm chứng. Và một rắc rối khác của tàu là cáp hãm đà và thiết bị thu hồi cáp, Trung Quốc đã muốn mua từ Nga nhưng do tránh việc bị sao chép nên Nga đã từ chối bán nên Trung Quốc đã phải tự xoay xở để có cáp gắn trên tàu dù là theo bất cứ cách nào như tự phát triển, sao chép, tận dụng hay mua lại từ bên ngoài nhưng chất lượng thì chưa rõ. Dù vậy tàu đã được tuyên bố là sẽ chủ yếu được sử dụng để huấn luyện nhằm chuẩn bị cho các tàu sân bay do chính Trung Quốc sản xuất trong tương lai. Mặt sàn và cách bố trí có giới hạn, trong khi J-15 cần phải chạy khoảng một nửa chiều dài tàu chiến mới có thể chuẩn bị đủ cho việc cất cánh. Tháng 1/2013, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc còn chính thức cho ra mắt đồng xu bằng vàng và bạc, mừng sự ra đời tàu sân bay Liêu Ninh. Các đồng tiền vàng và bạc, có mệnh giá từ 10 đến 2.000 tệ, in hình chiến đấu cơ vừa cất cánh từ con tàu sân bay Liêu Ninh, hoặc mặt khác của con tàu hiện rõ số 16 và in dòng chữ 25/9/2012 là ngày tàu chính thức đi vào hoạt động. 2.000 tệ là một mệnh giá lớn bởi ngân hàng Trung ương Trung Quốc không phát hành tiền giấy lớn hơn 100 nhân dân tệ. Thông thường một đồng tiền xu kỷ niệm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không nổi bật, thường chỉ nhằm kỷ niệm các ngày lễ lịch sử hoặc chỉ in hình gấu trúc hay các biểu tượng văn hóa của Trung Quốc. Tháng 8/2013, tàu sân bay Liêu Ninh đã rời Thanh Đảo triển khai đợt thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện trên biển lần thứ ba. Thay vì về Thanh Đảo, tàu sân bay Liêu Ninh phải trở về nơi sản xuất là nhà máy đóng tàu Đại Liên. Việc này làm dấy nghi vấn Liêu Ninh đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng, cần phải sửa chữa quy mô. Tháng 6/2015, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu Liêu Ninh ra thử nghiệm cùng các chiến đấu cơ trên tàu sân bay, sau khi khởi hành từ thành phố duyên hải Thanh Đảo.
Tháng 12/2016, Trung Quốc tiếp tụctiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật gần đây của hải quân nước này, với sự tham gia của tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Bột Hải.Theo Hải quân Trung Quốc, cuộc tập trận với sự tham gia của hàng chục tàu hải quân và máy bay. Các phi đội chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ tàu sân bay, được trang bị đạn thật. Thành lập đội hình cùng với các tàu khu trục và khinh hạm, tàu sân bay Liêu Ninh đã tiến hành các hoạt động huấn luyện trinh sát cùng các nội dung diễn tập liên quan đến hệ thống cảnh báo sớm, đánh chặn trên không, tấn công trên biển, phòng không và diễn tập chống tên lửa. Cuộc diễn tập lần này là một phần trong khuôn khổ đợt thử nghiệm và kiểm tra toàn diện tàu sân bay Liêu Ninh. Ngoài ra, cuộc diễn tập cũng nhằm kiểm tra tính năng của các loại vũ khí và chất lượng diễn tập của Không quân Trung Quốc.
Mặc dù đã thành công khi công khai về chiếc tàu sân bay đầu tiên, song tàu Liêu Ninh vẫn được đánh giá thấp và chưa thể có mặt trên danh sách các tàu sân bay mạnh và có thể hoạt động ổn định trên thế giới. Trong báo cáo năm 2015, Lầu Năm Góc cho biết tàu Liêu Ninh và phi đội hiện chưa đủ sức để thực hiện các nhiệm vụ viễn chinh mà chỉ phù hợp để phòng thủ hoặc cung cấp các lớp bảo vệ trên không cho các hạm đội đang làm nhiệm vụ ngoài khơi. Báo cáo nêu rõ: “Liêu Ninh sẽ không thể tiến hành các nhiệm vụ ở các vùng xa xôi như tàu các tàu lớp U.S Nimitz đang làm”. Tiêm kích J-15 của Trung Quốc mặc dù được đánh giá cao về góc độ khí động học nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế như trọng thấp và lượng nhiên liệu ít ỏi có thể mang theo nếu so với thế hệ chiến đấu cơ tối tân F/A-18 của Mỹ. “Chính kích thước khiêm tốn của Liêu Ninh đã giới hạn số lượng chiến đấu cơ có thể hạ cánh, trong khi yêu cầu về cấu tạo gọn gàng của J-15 khiến nó bị hạn chế về lượng nhiên liệu và khí tài có thể mang theo”, bản báo cáo viết. Đây không chỉ là đánh giá của Mỹ, phía Trung Quốc cũng đã nhận thức được vấn đề này và đang tìm cách khắc phục. Trung Quốc được dự đoán sẽ chế tạo thế hệ hàng không mẫu hạm tiếp theo và lần này sẽ là vài chiếc lớn hơn có thể chuyên chở loại máy bay J-15 với đầy đủ các tính năng ưu việt. Trong kịch bản thuận lợi nhất, Bắc Kinh sẽ mất một khoảng thời gian dài để có thể hình thành được một hạm đội có tầm hoạt động rộng khắp toàn cầu. Để dễ hình dung, nhà máy đóng tàu Newport News với bề dày kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại hơn bất cứ nhà máy nào của Trung Quốc cũng mất tới 10 năm để đóng một chiếc USS Nimitz. Trong khi đó các nhà máy Trung Quốc chưa một lần thử sức với việc đóng một chiếc hàng không mẫu hạm, kể cả là một chiếc trung bình như Liêu Ninh. Ngay cả khi Trung Quốc hoàn toàn làm chủ công nghệ chế tạo tàu sân bay hoàn chỉnh với đầy đủ các tính năng hiện đại cần thiết, thì đó vẫn chưa phải là vấn đề đáng bận tâm nhất. Cho dù những chiếc F-18 của Mỹ không phải là những phi cơ nhanh nhất và cơ động nhất, chúng lại mang trong mình những kỹ thuật hàng không xuất sắc nhất với những hệ thống cảm biến tối tân. Quan trọng hơn, chúng không phải hoạt động đơn độc. Phương pháp tác chiến hiện đại cho phép chúng phối hợp hoạt động trong một đội, điều mà có lẽ còn lâu nữa Trung Quốc mới thực hiện được. Sở hữu đội hình bao gồm những chiến đấu cơ F/A-18, EA-18G, máy bay cảnh báo chiến thuật E-2D, tàu khu trục lớp Aegis, tàu vận tải và các phương tiện hậu cần khác, hải quân Mỹ có thể thống nhất mục tiêu tấn công. Một ví dụ tiêu biểu là tàu khu trục lớp Aegis có thể bắn một quả tên lửa Standard SM-6 vượt xa cả tầm quan sát của nó nhờ sử dụng dữ liệu của máy bay E-2D.
Một thông tin khác liên quan tàu Liêu Ninh cũng khiến dư luận Trung Quốc hoang mang là việc vào tháng 12/2018 vừa qua, Tôn Ba – cựu Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đã bị cơ quan chống tham nhũng kết tội nhận hối lộ, nhưng ít nhất có 3 nguồn thạo tin cho biết các nhà điều tra đang xem xét những cáo buộc nói rằng ông Tôn Ba đã chuyển thông tin mật về tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, cho tình báo nước ngoài. Hiện không rõ mức độ mật của thông tin mà ông Tôn có thể đã chuyển giao cho gián điệp nước ngoài, nhưng các nguồn tin nói ông có thể phải “đối mặt với án tử hình”, hoặc ít ra “án tử hình treo”. Báo South China Morning Post dẫn thêm một nguồn tin thân cận với hải quân Trung Quốc, nói rằng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể muốn dùng trường hợp của ông Tôn để “cảnh cáo” các quan chức cấp cao khác trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Nguồn tin từ hải quân Trung Quốc cho hay ông Tôn không những là Phó Bí thư Đảng ủy của Tập đoàn CSIC, mà còn là Tổng Giám đốc phụ trách chuyên môn, và ông Tôn có phần chắc sẽ nhận án tử hình vì trong hơn một thập niên, là “nhân vật chính quản lý dự án nâng cấp tàu Liêu Ninh”. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo ông Tôn đã bị mất chức và khai trừ ra khỏi đảng vì đã “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và gây thiệt hại lớn cho an ninh quốc gia”.
2. Tàu sân bay nội địa đầu tiên lớp 001A
Tàu sân bay lớp 001A là một tàu sân bay được hạ thủy vào năm 2017 để phục vụ Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc. Đây là tàu sân bay thứ hai của nước này sau tàu Liêu Ninh và là chiếc tàu đầu tiên được chế tạo trong nước. Tàu sân bay này được Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc đóng tại Đại Liên. Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, công việc ban đầu đối với chiếc tàu này bắt đầu vào tháng 11/2013 và việc xây dựng thân tàu của nó trong một ụ khô bãi bắt đầu vào tháng 3/2015. Chính phủ Trung Quốc đã không công khai xác nhận sự tồn tại của tàu cho đến khi xây dựng được tiến hành. Hình ảnh vệ tinh cho ngành công nghiệp quốc phòng cho thấy giai đoạn đầu của việc đóng thân tàu vào tháng 3/2015, tiếp theo tháng sau đó bằng hình ảnh của một thân tàu có đặc điểm quân sự tại nhà máy đóng tàu Đại Liên đã được công bố trên Internet. Vào tháng 10/2015, những dấu hiệu rõ ràng đầu tiên về vai trò của tàu xuất hiện khi xây dựng một hangar dock bắt đầu trên thân tàu. Vào tháng 12/2015, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận rằng con tàu là một tàu sân bay, nói rằng “công việc thiết kế và xây dựng đang được tiến hành”. Thân tàu đã hoàn thành vào tháng 5/2016, khi đoạn đường cất cánh cất cánh trượt tuyết được hoàn thành. Cấu trúc đảo của tàu được chế tạo thành hai phần: nửa đầu nửa phía trước, có cầu và cột chính, được lắp vào tháng Chín, trong khi nửa sau, với ống khói và không khí, được lắp đặt trong những tuần tiếp theo. Đến cuối năm 2016, con tàu đã được cấu trúc hoàn chỉnh về cơ cấu. Tàu sân bay này đã được hạ thủy vào ngày 25/4/2017. Tàu sẽ trải qua các thử nghiệm trên biển và trang bị thiết bị trong nhiều năm trước khi nó được đưa vào hoạt động vào khoảng năm 2020. Tên này không được tiết lộ trong buổi lễ ra mắt, mặc dù những bản tin trước đó nói rằng nó sẽ là Sơn Đông. Về thiết kế, tàu 001A chủ yếu dựa vào tàu lớp Kuznetsov của Liên Xô, vì tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh được chế tạo từ một tàu lớp Kuznetsov chưa hoàn chỉnh. Nó được cải tiến và nâng cấp một chút so với Liêu Ninh, với radar cải tiến và tăng khả năng lưu trữ cho đạn dược và nhiên liệu, cho phép nó mang theo nhiều máy bay hơn so với Liêu Ninh (ước tính khoảng từ 30 đến 40 máy bay phản lực và trực thăng). Nó có chiều dài khoảng 300 m (1.000 ft), với một sự dịch chuyển khoảng 50.000 tấn (70.000 tải). Con tàu này được cho là được cung cấp năng lượng bởi nồi hơi đốt dầu thông thường để chạy các tua bin hơi. Nó vẫn giữ được bước nhảy trượt tuyết, làm hạn chế cánh không khí của nó trực thăng và máy bay chiến đấu Shenyang J-15. Các chuyến bay trong tương lai của các hãng hàng không Trung Quốc được lên kế hoạch sử dụng máy phóng cho phép đưa ra máy bay nặng hơn. Gần đây nhất, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc Type 001A ngày 27/12 đã di chuyển từ cảng Đại Liên ra biển để tiến hành chạy thử lần thứ tư. Các chuyên gia nhận định rằng, nhiều khả năng các tiêm kích hạm Trung Quốc đã lần đầu cất cánh từ tàu sân bay Type 001A trong đợt thử nghiệm này. Dù chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về hoạt động thử nghiệm của Type 001A, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cùng ngày đã thông báo kế hoạch phong tỏa eo biển Bột Hải và nhiều khu vực trên Hoàng Hải từ ngày 28/12/2018 đến 4/1/2019. “Trong đợt thử nghiệm này, lần đầu tiên bộ phận hàng không của tàu sẽ tham gia”, Wang Yunfei, một chuyên gia hàng hải, sĩ quan hải quân quân đội Trung Quốc về hưu, nói với tờ Thời báo Hoàn cầu. Ông lưu ý rằng tàu cũng sẽ được kiểm tra hệ thống radar, liên lạc, kiểm soát không lưu và các thiết bị cất và hạ cánh. Dựa vào ảnh đăng trên mạng, các chuyên gia của tờ South China Morning Post nhận định nhiều khả năng các tiêm kích hạm Trung Quốc đã lần đầu cất cánh từ tàu bởi có dấu hiệu cho thấy các thiết bị phân tán luồng khí phản lực của máy bay đã được sử dụng trên boong tàu. Hệ thống hàng không trang bị trên tàu Type 001A có các chiến đấu cơ Shenyang J-15, bản sao cải tiến từ Sukhoi Su-33 của Nga nhưng được Trung Quốc chế tạo để phục vụ mục đích sử dụng riêng. Giống như Su-33, chiến đấu cơ J-15 được chế tạo để hoạt động trên tàu sân bay. Ngoài ra, tàu sân bay Type 001A còn mang theo rất nhiều loại trực thăng. Type 001A vẫn sử dụng kiểu cất cánh nhảy cầu truyền thống, vốn bị coi là thiết kế lạc hậu và hạn chế tải trọng của các tiêm kích hạm. Điều này khiến Type 001A nhiều khả năng vẫn chỉ được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến biển gần của Trung Quốc. Trước đó, Type 001A đã trải qua ba đợt thử nghiệm trên biển vào tháng 5, 8, 10/2018. Giới chuyên gia cho rằng, con tàu này sẽ được đưa vào biên chế nhân sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc vào tháng 5/2019. Sau khi được biên chế, tàu sân bay nội địa này sẽ được đặt theo tên một tỉnh của Trung Quốc.
3. Về thông tin dự án đóng tàu sân bay thứ 3 của TQ
Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ 3 với hệ thống phóng công nghệ cao tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải vào cuối năm 2017, nhưng thời gian hoàn thành không được xác định.Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin thân cận trong quân đội Trung Quốc cho biết nhà máy đóng tàu Jiangnan ở Thượng Hải bắt đầu quá trình đặt ky khởi đóng tàu sân bay thứ 3. Thời điểm bắt đầu dự án không được tiết lộ. Nguồn tin nói rằng công việc được tiến hành sau cuộc họp giữa lãnh đạo quân đội, cơ quan lập pháp và các cố vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc vào tháng 3/2017. Quá trình đóng thân tàu dự kiến kéo dài khoảng 2 năm. Việc đóng tàu sân bay mới này được cho là phức tạp hơn 2 tàu trước đó, nguồn tin cho biết. Theo một nguồn tin của Hải quân Trung Quốc, các chuyên gia, kỹ sư đóng tàu từ nhà máy ở Thượng Hải và Đại Liên đang làm việc tích cực để chế tạo tàu sân bay có lượng choán nước từ 80.000-100.000 tấn. Tàu sân bay mới được cho là sẽ sử dụng hệ thống phóng điện từ để khởi động máy bay. Thiết kế thủy động lực học của tàu mới cũng khác nhiều so với 2 tàu sân Liêu Ninh và Type-001A. “Tàu mới sẽ có tháp chỉ huy nhỏ hơn so với Liêu Ninh nhằm tương thích với tiêm kích J-15 có kích thước khá lớn”, nguồn tin nói. Theo một số chuyên gia hải quân, vẫn còn quá sớm để nói về tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc. Hệ thống phóng máy bay trên tàu cũng là vấn đề được đặt câu hỏi. Liệu Trung Quốc có thực sự làm chủ được công nghệ để bỏ qua hệ thống phóng hơi nước và chuyển thẳng lên sử dụng hệ thống phóng điện từ. Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vào tháng 11/2017, Hu Wenming, Chủ tịch Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc (CSIC), tự tin tuyên bố rằng Trung Quốc hiện có đủ chuyên môn để chế tạo bất kỳ loại tàu sân bay nào. Tuy nhiên, nguồn tin không được biết khi nào tàu sân bay thứ 3 sẽ hoàn thành. Trung Quốc dự định đưa vào vận hành 4 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2030.