Có những tín hiệu lạc quan trong cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc. Nhưng một thỏa thuận cụ thể giữa hai bên dường như chưa được động tới.
Người ta nhận định rằng, một số chi tiết trọng tâm được rút ra từ cuộc đàm phán đưa ra mức độ phức tạp mà TQ và Mỹ sẽ phải đối mặt trong thời gian tới để giải quyết những vấn đề đó.
3 vấn đề chính tồn tại giữa hai bên bao gồm: sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường, cùng với đó là tham vọng một nền công nghệ của Bắc Kinh. Nếu phía Trung Quốc không có sự thay đổi căn bản về cấu trúc nền kinh tế thì cả hai sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong những vấn đề này.
1. Sở hữu trí tuệ
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ từ các doanh nghiệp Mỹ và buộc họ phải chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc. Các công ty Mỹ thì cho rằng chính quyền Trung Quốc luôn “bênh” và đưa ra những quy tắc có lợi cho doanh nghiệp nước nhà.
Phía Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này và cho rằng “Không có điều luật nào ở Trung Quốc nói rằng bạn phải giao tài sản trí tuệ của mình cho các công ty Trung Quốc,” Tiến sỹ Trương Huy Đào (Wang Huiyao), Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc và toàn cầu hóa, nhóm chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc. “Nhưng chính phủ cũng cảm nhận được mối lo ngại từ phía Mỹ và có ý định sẽ trừng phạt những loại vi phạm này, nếu chúng thực sự xảy ra.”
Để xoa diệu vấn đề này, Bắc Kinh cũng đã thành lập một tòa án về sở hữu trí tuệ và đang soạn thảo điều luật khiến giới chức Trung Quốc khó khăn hơn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ của họ cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, các luật sư phía Mỹ chỉ ra rằng bộ máy tư pháp của Trung Quốc nằm dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản, và như thế các quyết định về pháp lý sẽ được đưa ra theo cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc mong muốn, đặc biệt là khi có sự tham gia của một doanh nghiệp nhà nước.
Ông Trump luôn phàn nàn về các hoạt động giao dịch của Trung Quốc kể từ khi ông nắm quyền năm 2016 nhất là Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption.
2. Tiếp cận thị trường
Cách vận hành của Mỹ và Trung Quốc cũng có cái trái ngược nhau. Thành công của nền kinh tế Trung Quốc có được dựa trên cách tiếp cận mục tiêu, trung tâm và được thiết kế nhằm có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách vận hành của các công ty Mỹ.
Mỹ cho rằng Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước một cách cảm tính, không công bằng, cho họ những khoản vay, trợ giúp với lãi suất thấp và giúp đỡ những doanh nghiệp này cạnh tranh với các công ty nước ngoài một số ngành như hàng không vũ trụ, sản xuất chip điện tử và ô tô điện – điều này giúp họ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ.
Phía Mỹ cho rằng ngay cả các công ty tư nhân Trung Quốc cũng có được những lợi thế, bởi vì các công ty nước ngoài khi cố gắng cạnh tranh ở Trung Quốc không có được những mối quan hệ hay quy mô đủ mạnh trong một thị trường khép kín, nơi mà họ cần những đối tác địa phương để hoạt động. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã hứa sẽ mở cửa thêm nhiều lĩnh vực kinh tế cho cạnh tranh nước ngoài, nhưng điều này là vô nghĩa trừ khi họ cho phép các công ty của mình hoạt động độc lập.
3. Kế hoạch “Thương hiệu Trung Quốc 2025”
Tiến trình phát triển công nghiệp của Trung Quốc có lẽ là trở ngại lớn nhất cho hai bên. “Made in China 2025” mang đến nhiều mối lo cho phía Mỹ và Mỹ coi kế họach này của Trung Quốc là một thách thức trực tiếp đối với vị thế của Mỹ trong những ngành như hàng không vũ trụ, chất bán dẫn và 5G.
Những gì phía Mỹ muốn là thay đổi căn bản cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc, hay “Họ muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia ‘bình thường’ theo định hướng thị trường. Tuy nhiên Trung Quốc lại không muốn điều đó.”
Cả hai quốc gia đều đang gặp nhiều khó khăn từ chiến tranh thương mại và dự báo về tăng trưởng toàn cầu của hai bên cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, cả hai đang cố gắng tìm ra một thỏa thuận mà họ “có thể hợp tác cùng”. Cho dù gì đi nữa ngay cả khi họ đi đến một thỏa thuận, cuộc cạnh tranh giữa hai quốc gia này sẽ vẫn khốc liệt.