Thursday, January 9, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ hứng thú với "hồ Mỹ" hay "sân sau của Úc"

TQ hứng thú với “hồ Mỹ” hay “sân sau của Úc”

Một chuỗi đảo rộng 1.005 km2 do Mỹ kiểm soát ở Thái Bình Dương đang trở thành đầu mối trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng toàn cầu giữa Washington và Bắc Kinh.

Quần đảo Mariana được xem là “mũi giáo tiên phong” của cường quốc Mỹ. Ảnh: Alamy

Quần đảo Mariana ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, gồm Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana (CNMI) và đảo Guam, từng được xem là “mũi giáo tiên phong” của cường quốc Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đang phát triển khắp vùng biển này thông qua những nghiên cứu biển sâu và nơi từng là sòng bạc sầm uất nhất thế giới.

“Chiến tranh và xung đột không bao giờ khởi nguồn từ Đại lộ số 5. Chúng bắt đầu từ những nơi có hậu quả chiến lược hạn chế (ví dụ như quần đảo Mariana. Đó là nơi những cường quốc đối chọi lẫn nhau” – ông Patrick Gerard Buchan, thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, nhận xét.

Các lãnh thổ của Mỹ, cách California đến 15 giờ bay trong khi chỉ cách Bắc Kinh 5 giờ bay, nằm rải rác khắp Thái Bình Dương dọc theo rìa phía Tây của Vực Mariana, điểm sâu nhất trên thế giới.

“Chính tại xung quanh những hòn đảo này, phạm vi ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc đang được phân chia. Câu hỏi ở đây là phạm vi này thay đổi ở đâu” – bà Lyle Goldstein, giám đốc Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc ở Trường Hải chiến Mỹ, nói.

“Hoạt động và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đã tăng lên đáng kể, dẫn đến tác động sâu rộng trong chính trị và an ninh. Trung Quốc đang trở nên rất hứng thú với khu vực từng được gọi là ‘hồ Mỹ’ hay ‘sân sau của Úc'” – ông Jian Zhang, trưởng khoa Hợp tác Trung Quốc tại Học viện Quốc phòng Úc, cho biết.

Một trong những hứng thú mới nổi của Trung Quốc là khám phá biển sâu để có hiểu biết dồi dào về khu vực được xem là tiền đồn quân sự quan trọng của Mỹ kể từ Thế chiến II.

Hơn 1/4 đảo Guam là nơi đóng quân của 2 căn cứ quân sự Mỹ và số dân đảo làm việc trong quân đội cao gấp 3 lần so với bất kỳ tiểu bang nào khác. Vào năm 2013, Mỹ lắp đặt Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên đảo Guam và khiến Trung Quốc nổi giận. Sau đó, khu vực này còn trở thành mục tiêu đe dọa của vũ khí hạt nhân Triều Tiên trong suốt 5 năm qua.

Vào tháng 10-2018, tàu khám phá biển sâu Tan Suo 1 của Trung Quốc trở về từ Vực Mariana sau khi thành công vận hành 1 tàu lặn không người lái trong 46 ngày liên tiếp ở độ sâu 7.000 m. Truyền thông nước nhà tung hô rằng đây là thành công chưa từng có với thời gian và độ sâu dài kỷ lục.

“Đây không phải là một vấn đề mơ hồ mà đi thẳng vào cốt lõi chiến lược hạt nhân của Trung Quốc” – ông Goldstein nhận định và không quên nhắc rằng tham vọng của quân đội Trung Quốc là có hạm đội tàu ngầm hoạt động toàn cầu như Mỹ và Nga.

Chìa khóa của chiến lược này là khả năng điều khiển tàu ngầm mà không bị phát hiện tại những vùng biển nằm giữa chuỗi đảo đầu tiên – tức Nhật Bản, Đài Loan và Philippines – và đến chuỗi đảo thứ 2, trong đó có quần đảo Mariana.

Các chuyên gia cảnh báo rằng tình trạng thiếu vắng sự hiện diện của Mỹ tại Thái Bình Dương đang tạo ra một khoảng trống và giúp tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên.

“Mục tiêu của Trung Quốc không phải là trở thành siêu cường quốc mới trong khu vực. Họ chỉ quan tâm tới việc trở thành thế lực có sức ảnh hưởng chủ đạo trong những sự kiện. Sự thiếu rõ ràng của Mỹ đang tạo điều kiện cho xu hướng này” – trích lời ông Robert Underwood, cựu hạ nghị sĩ của đảo Guam.

Hiện trạng này không chỉ thay đổi dưới mặt biển. Các chuyên gia đã kêu gọi thế giới chú ý đến thực tế rằng Trung Quốc đang đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng của các đảo với số lượng dự án ngày càng tăng do các công ty nhà nước thực hiện.

Khi nhúng tay vào khoảng trống được tạo ra bởi luật lao động lỏng lẻo và nền kinh tế tăng trưởng chậm, các công ty nhà nước Trung Quốc đã trở thành những tay chơi chủ chốt trong môi trường kinh doanh địa phương.

“Một điều ngày càng trở nên rõ ràng đó là rất nhiều dự án đầu tư đều ẩn chứa khuynh hướng chiến lược. Trung Quốc muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của họ với mục tiêu cuối cùng là mở rộng sự hiện diện quân sự.

Úc và Mỹ dường như đang quan sát tất cả những hành động của Trung Quốc tại Thái Bình Dương qua lăng kính chiến lược” – ông Jonathan Pryke, giám đốc chương trình Những hòn đảo Thái Bình Dương của Viện Lowy (Úc), nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới