Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngMột số nét về hoạt động nghiên cứu lịch sử, địa lý...

Một số nét về hoạt động nghiên cứu lịch sử, địa lý và pháp lý của Đài Loan về vấn đề Biển Đông

Đài Loan hiện đang chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhằm bảo vệ cho cái gọi là “chủ quyền” của Đài Loan ở Biển Đông, Đài Bắc cũng đặc biệt chú trọng việc nghiên cứu lịch sử, địa lý và pháp lý trong vấn đề Biển Đông nhằm làm công cụ phục vụ mục đích khẳng định “chủ quyền” đối với đảo Ba Bình.

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép

Đài Loan tập trung nghiên cứu về lịch sử, địa lý

Những nghiên cứu của Đài Loan về phương diện này, chủ yếu tập trung vào khảo cứu lịch sử các đảo ở Biển Đông, những ghi chép về việc hành xử chủ quyền lãnh thổ của Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) trước đây đối với khu vực này, mục đích chủ yếu của những nghiên cứu về lịch sử địa lý của Đài Loan là đưa ra những chứng cứ lịch sử và lý giải theo quan điểm về chủ quyền có lợi cho Đài Bắc. Từ những năm 1950 và liên tục cho đến những năm gần đây, ở Đài Loan đều có những nghiên cứu về lịch sử địa lý Biển Đông, những công trình tiêu biểu có thể kể đến như: “Nam Hải chư đảo địa lý chí lược” của Trịnh Tư Ước xuất bản năm 1947: “Nghiên cứu vùng biển ở Biển Đông của nước ta” do Ủy ban Nghiên cứu thiết kế Quang phục Đại lục xuất bản năm 1979; “Chủ quyền và tài nguyên khoáng sản ở Biển Đông: lịch sử và pháp luật” của Phó Côn Thành xuất bản năm 1981; “Quá trình hải quân tuần tra vùng biển quần đảo Trường Sa” do Đài Loan Học Sinh thư cục xuất bản năm 1984; “Chủ quyền các đảo ở Biển Đông và xung đ ột quốc tế” của Trần Hồng Du xuất bản năm 1987; Ngụy Quốc Ngạn, Lưu Bình Muội với “Nghiên cứu cổ hải dương học vùng biển thuộc biển Nam Trung Quốc và xung quanh Đài Loan” xuất bản năm 1995; “Lược sử kinh doanh các đảo ở Biển Đông của nước ta” của Thang Hy Dũng xuât bản năm 2013… Trong những nghiên cứu của mình, các học giả Đài Loan đã ra sức thu thập một nguồn tư liệu lớn về lịch sử, địa lý, để giải thích, chứng minh cho quan điểm là từ xưa Trung Quốc đã có “chủ quyền” đối với Biển Đông cũng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam), chính phủ Trung Hoa Dân quốc là nước kế thừa và tiếp tục thực thi “chủ quyền” với vùng lãnh thổ, lãnh hải đó. Có thể tóm tắt nội dung một số công trình tiêu biểu như:

“Nam Hải chư đ ảo đ ịa lý chí lược của Trịnh Tư Ước, chuyên viên của Bộ Nội chính, cuốn sách này nằm trong bộ “Phương vực tùng thư” của Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc, phát hành lần đầu năm 1947 ở Bắc Kinh, sau đó được tái bản nhiều lần vào các năm 1959, 1980… ở Đài Loan. Đây là cuốn sách được phát hành công khai với danh nghĩa chính phủ Trung Hoa Dân quốc, nội dung sách trình bày khái quát về các đảo ở Biển Đông, bao gồm địa chất địa hình, khí tượng khí hậu, lịch sử thám hiểm các đảo, sản vật kinh tế, giá trị địa lý và lịch sử. Trong sách có vẽ bản đồ “Đường chữ U” với 11 đoạn, đề cập đến sự kiện năm 1947, Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc tái thẩm định tên gọi, bản đồ các quần đảo và các đảo, bãi đá, bãi cát ở khu vực phụ cận và đưa ra bảng đối chiếu tên gọi cũ và mới của các đảo ở Biển Đông do Bộ Nội chính công bố.

Cuốn “Quá trình hải quân tuần tra vùng biển quần đảo Trường Sa” do Đài Loan Học Sinh thư cục xuất bản năm 1984 tại Đài Bắc ghi chép về sự kiện cuối năm 1946, một viên Thượng tá của Quân đội Quốc Dân đảng là Diêu Nhữ Ngọc nhận lệnh của cấp trên thực hiện nhiệm vụ tuần tra khu vực quần đảo Trường Sa. Đoàn tuần tra này bao gồm 4 tàu chiến có tên là Thái Bình, Trung Nghiệp, Vĩnh Hưng và Trung Kiến, chở theo nhân viên của các đơn vị như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội chính, Tổng bộ Không quân, chính quyền tỉnh Quảng Đông và các nhân viên kỹ thuật trắc lượng, tiến hành các hoạt động thăm dò, đo đạc, dựng bia đá và đóng giữ trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.

Cuốn “Nam Hải phong vân: Nghiên cứu thảo luận hải vực và vấn đề liên quan” 4 của Dương Tác Châu, nội dung giới thiệu về đặc điểm địa lý của quần đảo Trường Sa, đưa ra những chứng cứ lịch sử và cho rằng quần đảo Trường Sa do người Trung Quốc “phát hiện và đặt tên sớm nhất”, do người Trung Quốc “khai thác đầu tiên”. Dương Tác Châu cũng cho rằng các “chính quyền Trung Hoa trong các thời kỳ đã quản lý và hành xử về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa sớm nhất”, đồng thời đưa ra những sử liệu, bằng chứng khảo cổ mới phát hiện (cho tới thời điểm đó) để chứng minh rằng “Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Hoa”. Trong cuốn sách của mình, Dương Tác Châu tự thuật rằng bản thân đã đến nhiều nước, bỏ công sưu tập công phu một nguồn sử liệu phong phú gồm nhiều thứ tiếng như Hán, Anh, Pháp, Nhật, Việt… để luận chứng rằng người Trung Quốc phát hiện quần đảo Trường Sa từ thời Hán.

Cuốn “Nam Hải hải dương học”, Trần Trấn Đông, giáo sư Khoa Khoa học biển, Đại học Quốc lập Trung Sơn (Cao Hùng) xuất bản năm 2001 là một công trình nghiên cứu về địa lý Biển Đông. Trần Trấn Đông cho rằng trong khi khẳng định “chủ quyền” của Đài Loan đối với Biển Đông thì cần phải có hiểu biết sâu sắc về môi trường vùng biển này, nếu dân chúng có hiểu biết đầy đủ về môi trường sinh thái sẽ tăng thêm ý thức bảo vệ chủ quyền. Trần Trấn Đông cũng cho rằng trước khi muốn khai thác Biển Đông cần phải nghiên cứu đầy đủ về việc khai thác hệ thống sinh vật và phi sinh vật ở Biển Đông.

Trần Hồng Du, giáo sư Đại học Đạm Giang, có hai cuốn sách đáng chú ý về Biển Đông là “Chủ quyền và xung đột quốc tế ở các đảo trên Biển Đông” và “Phát hiện, khai phát và xung đột quốc tế ở các đảo trên Biển Đông”, trình bày tương đối toàn diện về chủ quyền, khai thác tài nguyên dầu khí và tình hình xung đột quốc tế ở Biển Đông theo quan điểm của học giới Đài Loan. Trong các sách của mình, Trần Hồng Du đã giới thiệu một cách tổng quan về hoàn cảnh địa duyên của Biển Đông. Về lịch sử phát hiện các đảo ở Biển Đông, Trần Hồng Du lấy mốc năm 1883 để phân chia làm hai thời kỳ: từ năm 1883 trở về trước là thời kỳ vùng biển này chuyên thuộc về Trung Quốc, thời kỳ từ 1883 trở về sau là thời kỳ các thế lực bên ngoài can thiệp vào khu vực biển này.

Ngoài ra, nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu của học giả Đài Loan cũng đưa ra quan điểm về lịch sử, địa lý Biển Đông theo cách nhìn của họ. Tiêu biểu có: Vương Cân Dịch với “Sơ lược lịch sử các quần đảo ở Biển Đông” (1958); Phó Côn Thành với “Chứng cứ về mặt chủ quyền các đảo, bãi đá trong vùng biển có tính lịch sử ở Biển Đông hiện do Trung Quốc chiếm đóng” (1994); Vùng biển mang tính lịch sử và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của Tống Yên Huy (1994); “Lịch sử Trung Quốc phát hiện các đảo ở Biển Đông” của Trần Hồng Du (1995); “Bình luận về khảo chứng sử địa các quần đảo ở Biển Đông” củanHà Thúc Nhàn (1996); “Điều tra sơ bộ khảo cổ học đảo Đông Sa và đảo Ba Bình Trường Sa của Trần Trọng Ngọc ( 1997); “Bình luận bốn giai đoạn người Trung Quốc đến phát hiện vùng biển Biển Đông” (1998) của Trần Thiên Đi ền (1998); “Lịch sử thay đổi biên cương Hoa Nam thời cận đ ại đ ến nay” của Liêu Dương (2011); “Sự phát hiện các đường hàng hải, đảo và bãi đá ở Biển Đông thời kỳ đầu” của Trần Hồng Du (2013)…

Trong bài “Điều tra sơ bộ khảo cổ học đảo Đông Sa và đảo Ba Bình Trường Sa” Trần Trọng Ngọc, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan đã tường thuật kết quả điều tra khảo cổ học do bản thân mình tiến hành ở khu vực quần đảo Đông Sa và đảo Ba Bình (Trường Sa). Trần Trọng Ngọc trình bày rằng cá nhân mình đã tiến hành điều tra khảo sát đối với môi trường và quá trình phát triển kinh tế ở hòn đảo này, đã thu thập được nhiều tư liệu khảo cổ, trong đó có m ộ của người Trung Quốc thời Thanh. Cũng Trần Trọng Ngọc trong bài “Bình luận về 4 giai đoạn phát triển hướng ra Biển Đông của Trung Quốc” thông qua việc dẫn dụ những tư liệu, khái quát rằng trong hơn 2000 năm lịch sử, sự phát triển của người Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm 4 thời kỳ kế tiếp nhau: (1) Thời kỳ hưng khởi của giao thông đường biển (bắt đầu từ đời Tần Hán); (2) Thời kỳ nhận thức về các đảo ở Biển Đông (đời Tống, Nguyên); (3) Thời kỳ hoạt động hàng hải hưng thịnh (đầu thời Minh) và (4) Thời kỳ khuyếch trương mở rộng và sáp nhập các đảo vào bản đồ Trung Quốc (đời Minh, Thanh).

Liêu Dương lại cho rằng bắt đầu từ Chiến tranh Nha phiến, trải qua chiến tranh Trung-Pháp, Trung-Nhật với sự thất bại của nhà Thanh đã dẫn đến việc giao thông ở vùng biên cương Hoa Nam bị trở ngại, do đó Trung Quốc mất đi quyền quản lý hoàn toàn đối với vùng biển này. Thời kỳ Quốc Dân đảng còn thống trị Đại lục mặc dù cũng coi trọng hải quyền, nhưng sau thắng lợi của chiến tranh chống Nhật kế tiếp là nội chiến Quốc- Cộng khiến cho chính phủ Quốc Dân đảng không có tâm sức để quan tâm đến chủ quyền ở Biển Đông. Sau khi Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, trong các trường hợp và điều kiện khác nhau đã nhiều lần tuyên bố “các đảo ở Biển Đông từ cổ đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển phụ cận ở Biển Đông”. Trong mấy chục năm gần đây, nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú ở Biển Đông đã khởi phát tham vọng của các nước xung quanh và họ đã chiếm đoạt một số đảo và bãi đá. Liêu Dương nhận định nguyên nhân của điều này, một là biên cương Hoa Nam – vùng Biển Đông vẫn chưa được phân giới và ổn định, hai là sự phát triển dị thường thiên về phía lục địa của cương vực thời cổ đại của Trung Quốc đã hạn chế sự trưởng thành về hải quyền của nước này, ba là quan điểm về cương vực truyền thống của Trung Quốc vẫn chưa chuyển biến sang quan đi ểm an ninh cương vực phi truyền thống hiện nay, quan niệm về cương vực mới của nước này vẫn chưa hoàn toàn được xây dựng.

Trần Hồng Du trong bài viết Đông thời kỳ đầu” 12, thảo luận với đó là sự phát hiện các quần “Sự phát hiện các đường hàng hải, đảo và bãi đá ở Biển về sự phát hiện của các tuyến hàng hải ở Biển Đông, cùng đảo trên vùng biển này. Trần Hồng Du trình bày rằng những ghi chép thành văn sớm nhất về các tuyến hàng hải ở Biển Đông là vào thế kỷ II TCN đến thế kỷ I, khi đó tính năng của tàu thuyền có hạn do kỹ thuật đóng tàu chưa phát triển nên các tuyến hàng hải chỉ men theo bờ biển. Vì thế các tuyến hàng hải chủ yếu là ven theo bờ biển Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, bán đảo Mã Lai, bán đảo Ấn Độ chứ chưa đi qua giữa Biển Đông. Đến thế kỷ III khi phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa và cho đến thế kỷ V khi kỹ thuật đóng tàu thuyền phát triển, tàu thuyền có thể đi từ Quảng Châu đến đảo Java. Đến thế kỷ X, kỹ thuật đóng tàu thuyền càng trở nên tiên tiến, giúp thuyền đi xa hơn nên thế kỷ XIII người Trung Quốc phát hiện quần đảo Trung Sa, thế kỷ XV phát hiện quần đảo Đông Sa và thế kỷ XVI phát hiện quần đảo Trường Sa. Trong bài viết Trần Hồng Du cũng có sử dụng một số bản đồ của phương Tây và Trung Quốc để chứng minh cho luận điểm “những quần đảo này đều do người Trung Quốc phát hiện ra đầu tiên”. Cũng nhằm mục đích chứng minh cho “chủ quyền” của Trung Quốc đối với các quần đảo ở Biển Đông có lịch sử lâu đời Tô Vân Phong cố đưa ra những mối quan hệ về lịch sử và địa duyên giữa đảo Hải Nam với các quần đảo ở Biển Đông. Theo Tô Vân Phong “có thể chứng thực quan hệ giữa đảo Hải Nam với Biển Đông, tự nhiên cũng có thể chứng minh quan hệ của Biển Đông với Trung Quốc”. Thang Hy Dũng đã dựa vào những tư liệu chính thống của chính phủ Trung Hoa Dân quốc, trình bày khá tỉ mỉ lịch sử quá trình hình thành “Đường chữ U” từ năm 1946 đến 1956 và việc đưa đến những tranh cãi giữa các nước xung quanh nó. Thang Hy Dũng cố chứng minh rằng việc hình thành “Đường chữ U” là kết quả của quá trình Đài Loan tiếp nhận các đảo ở Biển Đông từ phía Nhật Bản năm 1946, khi đó để tiện cho công tác tiếp nhận các đảo Bộ Nội Chính Trung Hoa Dân quốc đã cho tiến hành vẽ bản đồ vị trí các đảo ở Biển Đông có “Đường chữ U” với 11 đoạn.

Bên cạnh việc đưa ra những chứng cứ lịch sử, địa lý để khẳng định chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông, các học giả Đài Loan cũng đưa ra một số quan điểm phản bác lại chủ trương về chủ quyền của các nước khác. Tiêu biểu có Trần Hồng Du trong bài “Bình luận về tư liệu có liên quan đ ến quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa mà phía Việt Nam đưa ra” đã tiến hành phản bác lại những chứng cứ lịch sử có liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo trên Biển Đông mà phía Việt Nam đã đưa ra.

Tóm lại, những nghiên cứu về lịch sử, địa lý của các học giả Đài Loan có thể chia làm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất sử dụng, phân tích các chứng cứ lịch sử để chứng minh rằng các thư tịch cổ của Trung Quốc đều có những ghi chép liên quan về đặc điểm địa lý các đảo ở Biển Đông, ngư dân Trung Quốc từng hoạt động trong thời kỳ lịch sử dài ở vùng biển này, trên các đảo cũng còn sót lại những bằng chứng về lịch sử, khảo cổ, mục đích để chứng minh cho chủ quyền của họ ở Biển Đông; bộ phận thứ hai là những nghiên cứu cho rằng từ thời cận đại đến nay các nhà nước Trung Hoa đã có những hành xử về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông như khai thác, quản lý và bảo vệ chủ quyền.

Nội dung nghiên cứu của Đài Loan về vấn đề pháp luật ở Biển Đông

Nội dung chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu này của phía Đài Loan là vận dụng luật pháp quốc tế để chứng minh cho “chủ quyền” của Đài Bắc ở Biển Đông, đặc biệt là biện minh cho sự tồn tại và tính pháp lý của “Đường chữ U”. Giống như các học giả Trung Quốc, các nghiên cứu của Đài Loan cũng tiến hành luận giải những văn bản luật pháp quốc tế (Công ước luật biển năm 1982 và các luật pháp quốc tế có liên quan) theo hướng có lợi cho họ, một mặt luận chứng về những căn cứ pháp lý quốc tế để chứng minh Đài Loan có “chủ quyền” đối với các quần đảo ở Biển Đông, mặt khác họ cũng giải thích, vận dụng luật pháp quốc tế để phản bác lại quan điểm về chủ trương chủ quyền của các nước có liên quan, trong đó có Việt Nam. Một số công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này là: “Chủ quyền và tài nguyên khoáng sản ở Biển Đông: lịch sử và pháp luật” của Phó Côn Thành (1981); “Luật biển quốc tế và Trung Quốc” của Trần Hồng Du (1991); “Nam Hải phong vân: Nghiên cứu thảo luận hải vực và vấn đề liên quan” của Dương Tác Châu (1993); “Công ước biển quốc tế và tranh chấp ngư quyền” (1994) và “Nghiên cứu đ ịa vị pháp luật Biển Đông” của Phó Côn Thành (1995); “Kinh vĩ tuyến và pháp lý trong tranh chấp lãnh thổ các đảo ở Biển Đông: Kiêm luận vấn đề chủ quyền các đảo ở Điếu Ngư Đài thuộc Biển Hoa Đông” của Du Khoan Tứ (2000); “Trung Quốc và vấn đề Biển Đông” của Phó Côn Thành, Từ Bỉnh Hòa (2007); “Bàn về luật biển quốc tế: Phân giới hải vực và vùng biển ngư nghiệp chung” của Liêu Văn Chương (2008)…

Trong cuốn “Nam Hải phong vân: Nghiên cứu thảo luận hải vực và vấn đề liên quan”, Dương Tác Châu lập luận rằng về phương diện luật pháp quốc tế, việc có được lãnh thổ thông qua các phương thức là chiếm hữu trước tiên, chinh phục, chuyển nhượng, hiệu lực trong thời gian nhất định…, mà điều kiện của “chiếm hữu trước tiên” là “chiếm hữu” và “thiết lập quyền quản lý”. Dựa vào đó Dương Tác Châu đưa ra những chứng cứ để khẳng định rằng người Trung Quốc đều có sự “chiếm hữu” và “thiết lập quyền quản lý” đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam) từ rất sớm mà không hề gián đoạn, do đó về phương thức “chiếm hữu trước tiên” và có hiệu lực trong thời gian nhất định, họ đều có sơ sở để khẳng định chủ quyền của ở các quần đảo này. Phó Côn Thành trong “Nghiên cứu địa vị pháp luật Biển Đông”, thảo luận vấn đề chủ quyền ở Biển Đông từ phương diện luật pháp quốc tế trên quan điểm của Đài Loan. Kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1947, lần đầu tiên khi chính phủ TrungmHoa Dân quốc chính thức công bố “Đường chữ U” cho đến đầu những năm 1990, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra biện minh chi tiết về tính chất pháp luật của vùng nước bên trong “Đường chữ U” này. Nội dung cuốn sách của Phó Côn Thành chính là nghiên cứu địa vị pháp luật của vùng nước bên trong “Đường chữ U” và các đảo trong phạm vi đường này. Phó Côn Thành cố gắng đưa ra những bằng chứng về lịch sử và luật pháp quốc tế để biện minh cho quan điểm của mình. Cụ thể là chủ trương của người Trung Quốc đối với vùng nước Biển Đông, về mặt pháp luật có thể chia thành 3 tầng cấp: Tầng cấp thứ nhất là tất cả Biển Đông là biển nửa kín, các nước có thể dựa theo Điều 123 Công ước Liên Hợp Quốc về biển, tiến hành hợp tác về tài nguyên, môi trường, hàng hải và nghiên cứu khoa học trong vùng biển này. Tầng cấp thứ 2 tức là “vùng nước có tính lịch sử” của Trung Quốc trong “Đường chữ U”, trong đường này Trung Quốc trên cơ sở chứng cứ lịch sử, được hưởng các quyền lợi ưu tiên. Tầng cấp thứ 3 là ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và “vùng nước quanh quần đảo” được vẽ ra từ đường cơ sở, Trung Quốc có chủ quyền hoàn toàn, nhưng không va chạm với quyền thông hành quá cảnh của các nước khác. Mục đích của Phó côn Thành là dựa vào những luật pháp quốc tế có liên quan để phân tích và phản bác lại những yêu cầu chủ quyền của các nước có tranh chấp ở Biển Đông, chứng minh rằng Trung Quốc từ xưa đến nay đã có chủ quyền không thể tranh cãi ở khu vực này, yêu cầu chủ quyền của các nước có liên quan như Việt Nam, Philippines là “vi phạm luật pháp quốc tế”.

Du Khoan Tứ, Giáo sư Luật học ở Đại học Quốc gia Đài Loan, trong cuốn “Kinh vĩ tuyến và pháp lý trong tranh chấp lãnh thổ các đảo ở Biển Đông: Kiêm luận vấn đề chủ quyền các đảo ở Điếu Ngư Đài thuộc Biển Hoa Đông”, đã lần lượt thảo luận các vấn đề liên quan đến Biển Đông, đó là: Bối cảnh thời đại và hiện trạng tranh chấp lãnh thổ các đ ảo ở Biển Đông; Luận cứ của các nước có tranh chấp đ ối với chủ trương lãnh thổ các đảo ở Biển Đông; Các hội nghị trong nước và quốc tế về tranh chấp lãnh thổ các đảo ở Biển Đông; Địa vị pháp luật và tính chất pháp lý của “Đường chữ U”; Vấn đề pháp lý khi cùng nhau khai thác ở khu vực có tranh chấp chủ quyền; Đánh giá về khả năng hợp tác giữa Đài Bắc và Hà Nội trong hợp tác tiến hành nghiên cứu khoa học biển ở quần đảo Trường Sa; So sánh lập trường và chính sách của hai bờ trong vấn đề chủ quyền các đảo ở Biển Đông; Phương thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ các đảo ở Biển Đông… Du Khoan Tứ đã đưa ra nhận định đáng chú ý về “Đường chữ U” khi cho rằng đường này không phải là đường cơ sở lãnh hải, vùng biển nằm trong đường này không phải là vùng nội thủy hoặc lãnh hải càng không phải là “vùng nước mang tính lịch sử”. Đồng thời Du Khoan Tứ cũng đưa ra khái niệm về “đường cơ sở thẳng” để giải thích địa vị pháp lý của “Đường chữ U”. Thế nhưng chuyên gia Hứa Sũng Vĩ khi dựa vào những sự kiện phát sinh trong lịch sử để so sánh những căn cứ pháp luật của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong phần thảo luận đến “Đường chữ U” đã nhận định rằng địa vị pháp luật của vùng nước bên trong “Đường chứ U” vẫn chưa được chính phủ Đài Loan giới định một cách minh bạch, vì thế khi đàm phán với các nước có liên quan phía Đài Loan rất khó có thể xác định bản chất của vấn đề tranh chấp.

Cũng thảo luận địa vị pháp lý của “Đường chữ U”, Lương Minh Hoa đưa ra kết luận “Đường chữ U” không phải là “đường cơ sở” cũng không phải là “đường lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế” và cũng không thể dùng đường này để đưa ra chủ trương “quyền lợi mang tính lịch sử” mà chỉ là “đường quy thuộc của các đảo”. Ý nghĩa pháp luật của “đường quy thuộc của các đảo” là để biểu thị các đảo, bãi đá… trong đường này đều thuộc phạm vi lãnh thổ của một nước, còn địa vị pháp luật của vùng biển trong đường này thì dựa vào địa vị pháp luật của các đảo và quần đảo trong (đường) đó mà xác định chứ không liên quan gì đến “đường quy thuộc”.

Trần Hồng Du trong bài viết “Vấn đề lãnh thổ quy thuộc của Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hòa ước San Francisco” đã tiến hành thảo luận những vấn đề về chủ quyền hai quần đảo được quy định trong Hòa ước năm 1952. Bài viết trình bày năm 1939 Nhật Bản chiếm lĩnh các quần đảo ở Biển Đông, sau khi Nhật Bản bại trận đầu hàng, quân đội Trung Hoa Dân quốc đã tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật ở Hoàng Sa, Trường Sa và tiến hành chiếm giữ, quản lý các quần đảo này. Ngày 8 tháng 9 năm 1951 Hòa ước San Francisco được ký kết và có hiệu lực 1 năm sau đó. Trong 1 năm này chủ quyền của Trung Hoa Dân quốc đối với hai quần đảo vẫn có hiệu lực, khi Hội nghị San Francisco diễn ra, đề án về tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo này của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Cộng hòa đều bị phản đối hoặc không được thảo luận đến. Từ đó tác giả này kết luận rằng cho đến ngày Hòa ước San Francisco và Hòa ước Trung – Nhật cùng có hiệu lực ngày 28 tháng 4 năm 1952, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) là nước luôn duy trì chủ quyền đối với hai quần đảo này, các nước lợi dụng thời gian 1 năm khi 2 hòa ước này chưa có hiệu lực để tham gia vào tranh chấp các quần đảo ở Biển Đông đều là không dựa trên cơ sở pháp lý nào cả.

Tóm lại, phần lớn những nghiên cứu của phía Đài Loan về luật học đều nhằm mục đích chứng minh rằng “Đường chữ U” để đánh dấu “quyền sở hữu có tính lịch sử” là “một sự thực khách quan tồn tại trong thời gian dài”. Họ cho rằng cho dù từ góc độ khảo sát sự thật lịch sử hay từ lý giải trong quy định của luật pháp quốc tế hiện đại, phía họ đều có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đ ảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Những nghiên cứu của Đài Loan đối với chủ quyền ở Biển Đông về pháp luật pháp lý đều nhằm chứng minh cho “chủ quyền” của Đài Bắc ở Biển Đông trên cả ba nguyên tắc thủ đắc lãnh thổ, bao gồm: (1) Nguyên tắc phát hiện: người Trung Quốc “phát hiện” các đảo ở Biển Đông đầu tiên, vì vậy mà đương nhiên có chủ quyền đối với các đảo này và Trung Quốc so với tất cả các nước khác đều có đầy đủ chứng cứ lịch sử chứng minh cho sự “phát hiện” này. (2) Nguyên tắc chiếm hữu trước tiên: các đ ảo ở Biển Đông trư ớc khi đư ợc Trung Quốc phát hiện là “đất vô chủ”, sau khi bị người Trung Quốc phát hiện ra, trải qua các triều đại, chính quyền đều tiến hành khai thác và hành xử quyền quản lý đối với những đảo đó. (3) Nguyên tắc chiếm hữu tạm thời.

Kết luận:

Bất kể giới chuyên gia, học giả Đài Loan nghiên cứu và đưa ra các lập luận phản biện về pháp lý đều không thể giúp Đài Bắc khẳng định “chủ quyền” đối với đảo Ba Bình cũng như quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tất cả các lập luận trên của Đài Loan chỉ mang tính bao biện, ngụy tạo nhằm tuyên truyền và tìm cách khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của Đài Bắc ở Biển Đông. Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế thừa nhận, Việt Nam là nước đầu tiên, duy nhất phát hiện, quản lý liên tục một cách hòa bình đối với 2 quần đảo này và Việt Nam cũng là nước đưa ra các tuyên bố chủ quyền một cách hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

RELATED ARTICLES

Tin mới