Wednesday, November 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiPhilippines lo TQ thao túng cảng Subic

Philippines lo TQ thao túng cảng Subic

Giới chức Philippines đang lo lắng trước khả năng cảng chiến lược Subic gần Biển Đông của nước này có thể rơi vào tay Trung Quốc.

Tàu ngầm và tàu khu trục Nhật trong một chuyến thăm cảng Subic hồi năm 2016

Theo đài CNBC, các quan chức Philippines, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, đã bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực, gồm cả sự hiện diện kinh tế, và sợ rằng nước này có thể mua quân cảng Subic.

Cảng Subic do công ty Hanjin Heavy Industries & Construction Philippines, công ty con của một công ty Hàn Quốc cùng tên. Công ty này đã tuyên bố phá sản hồi đầu tháng này sau khi không thể thanh toán khoản nợ hơn 400 triệu USD từ các ngân hàng Philippines, trở thành một trong những vụ vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử nước này.

Hanjin Philippines đã yêu cầu chính phủ Philippines giúp tìm các nhà đầu tư sẵn sàng tiếp quản các hoạt động của nhà máy đóng tàu và hỗ trợ nhân viên của họ, theo thông tấn chính thức PNA của Philippines. Công ty này còn có khoản vay 900 triệu USD từ các ngân hàng Hàn Quốc chưa được thanh toán.

Hai công ty Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm đến việc tiếp quản nhà máy đóng tàu, nhưng các quan chức Philippines đã lên tiếng chống lại động thái này.

Thượng nghị sĩ Grace Poe đã kêu gọi một cuộc điều tra để xác định sự cần thiết của việc thiết lập các pháp lý và quy định đối với quyền sở hữu nước ngoài đối với một tài sản quốc gia chiến lược ở Vịnh Subic, theo truyền thông địa phương.

Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana gần đây cho biết rằng ông đã gặp Tổng thống Rodrigo Duterte để thảo luận về triển vọng Hải quân Philippines mua lại doanh nghiệp đóng tàu này.

“Hải quân Philippines tỏ ý tại sao Philippines không tiếp quản để chúng ta có một căn cứ hải quân ở đó? Sau đó, chúng ta sẽ trang bị các khả năng đóng tàu”, truyền thông quốc tế dẫn lời ông Lorenzana trong một sự kiện tại Hiệp hội Phóng viên Nước ngoài Philippines hồi tuần trước.

Theo ông Lorenzana, các công ty từ Mỹ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bày tỏ sự quan tâm. Quan chức này cho rằng Manila cũng có thể cho thuê phần lớn cổ phần cho một thực thể bên ngoài trong khi vẫn giữ cổ phần thiểu số.

Vịnh Subic, nằm cách Vịnh Manila khoảng 100 km về phía tây bắc, là một khu vực có diện tích tương đương Singapore. Trước đây nó nằm dưới sự điều hành của hải quân Tây Ban Nha và Mỹ, và từng là một trong những cơ sở hải quân lớn nhất thế giới của Mỹ. Sau khi đóng cửa vào đầu thập niên 1990, nó được chính phủ Philippines chuyển thành đặc khu kinh tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới