Sunday, January 12, 2025
Trang chủĐàm luậnTrung Quốc hoạt động tình báo như thế nào? (Kỳ 3)

Trung Quốc hoạt động tình báo như thế nào? (Kỳ 3)

Là một nhà phân tích tin đối ngoại của CIA và là một người nói thạo tiếng Trung Quốc, Chin có khả năng truyền đi những tin tức kể trên như là chuyển những bản tin tình báo về Trung Quốc và Đông Á, những bản tiểu sử và sự nhận định, đánh giá của những nhân viên CIA đồng sự và những tên gọi, cũng như đặc điểm nhận biết của một cơ quan, một sở, một hãng làm vỏ bọc cho điệp viên.

Chin cũng ở vào một vị trí thuận lợi để cung cấp những nguồn tin về các điệp viên được tuyển mộ ở Trung Quốc. Vì những nguyên tắc ngăn cách bảo mật của CIA khiến Chin không thể biết chắc tên gọi, đặc điểm của các cơ quan ngụy trang và điệp viên đó. Tuy nhiên, Chin có thể dựa vào những nguồn tin mà họ cũng cấp để suy ra địa chỉ, chủ nhân và mức độ đánh giá của sự kiện, sự vật này. Tiếp đó, cơ quan phản gián và bảo vệ nội bộ Trung Quốc sẽ xác minh lại bằng cách biệt phái người của họ tới Mỹ để khẳng định lại sự việc. Mỗi khi điệp viên bị phía Trung Quốc phát giác và thường là bị bắt hoặc mớm những tin giả để những người này chuyển về cho CIA.

Những giả thiết tương đối chắc chắn về các hoạt động tình báo của Mỹ có được xây dựng trên cơ sở những kết quả hoạt động của Chin, cộng với nguồn tin thu được và chuyển về Trung Quốc.

1- Bộ An ninh quốc gia có thể quyết định được những phân tích, đánh giá của tình báo Mỹ chính xác đến mức nào về hoạt động tình báo, về cơ sở của nền chính trị, kinh tế, quân sự của Trung Quốc.

2- Bắc Kinh rất quan tâm thu lượm các nguồn tin về hệ thống truyền thông an ninh của Hoa Kỳ. Điều này đã được chứng thực bằng một phản ứng thuận lợi rằng Chin đã xác nhận với Bộ An ninh quốc gia rằng ông ta có một hợp đồng làm việc tại Cơ quan an ninh quốc gia và đã viết một bản tóm tắt cho cuốn sách có tên là “Lâu đài hư ảo”.

3- Số lượng các hoạt vụ của hai cơ quan tình báo và phản gián Mỹ đã được dàn xếp thỏa thuận.

4- Những người làm thuê cho CIA luôn nằm trong mục tiêu tuyển dụng của các cơ quan tình báo Trung Quốc.

5- Trước năm 1981, những cố gắng của tình báo Mỹ và đồng minh của họ đã không mấy thành công trong các hoạt động thâm nhập vào cấp cao của Bộ Công an hoặc Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc để có thể phát hiện ra những hoạt động của Chin.

Các hoạt động thâm nhập rất có hiệu quả của các cơ quan gián điệp Trung Quốc là điều rất khó hiểu đối với các tổ chức tình báo nước ngoài bao gồm cả cơ quan tình báo của Liên Xô trước đây. Từ thập niên 70 đến giữa thập niên 80, Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (KGB) đã bị mất nhiều địa điểm hoạt động ở nước ngoài (những trạm cố định làm căn cứ hoạt động) để tuyển dụng một vài điệp viên ít ỏi nằm trong nội bộ các tổ chức tình báo và chính trị Trung Quốc. Những thất bại này thường được giải thích rằng các hoạt động phản gián và bảo vệ nội bộ của Trung Quốc rất có hiệu quả.

Vì chế độ cảnh sát tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quá ư hà khắc và vì hệ thống giám sát ngặt nghèo của những viên chức thuộc các cơ quan đặc biệt đối với dân chúng trong nước cũng như người sống và làm việc tại các cơ quan đặt ở nước ngoài làm cho hầu hết dân chúng Trung Quốc phải sống cuộc sống khổ hạnh để tránh bị trả thù và cũng không đi chệch khỏi những nguyên tắc hành vi đạo đức trước đồng bào của mình.

Những nhận định đánh giá của KGB về hành vi đạo đức của các viên chức Trung Quốc vẫn còn giá trị. Một quy tắc an ninh sơ đẳng mà Bộ An ninh quốc gia đặt cho tất cả các quan chức chính phủ đang làm việc ở nước ngoài là đi lại phải có từ hai người trở lên. Trước khi được cử ra nước ngoài công tác, tất cả mọi người đều phải thông báo về trách nhiệm của họ là phát hiện và khai báo những người không tuân thủ triệt để những quy định về an ninh. Mục đích của chính sách này là giám sát suốt ngày đêm mọi viên chức chính phủ và hạn chế các cơ hội tuyển dụng của tình báo nước ngoài.

Dựa trên những hiểu biết của chúng ta về những quy tắc bảo vệ nội bộ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là sự phân tích nhận định của chúng ta về trường hợp của Chin, chúng ta có thể suy luận ra rằng công tác an ninh đặc nhiệm của các cơ quan tình báo và chính trị của Trung Quốc là rất có hiệu quả. Công tác an ninh đặc nhiệm, giải thích một cách ngắn gọn là việc áp dụng các thủ tục cho mọi loại hoạt động. Các thủ tục này được đặt ra là nhằm ngăn chặn không để kẻ thù hiểu rõ các việc đang làm hoặc nắm được những tin tức tối mật.

Các nguồn tin công khai đã cho rằng các hoạt động gián điệp của Chin bị tiết lộ là do sự phản bội của Yu Zhensan, một trưởng phòng ngoại vụ Bộ An ninh quốc gia gây ra.Vì Chin đã nghỉ hưu và việc giải ngũ đúng hạn định theo các tiêu chuẩn an ninh sẽ không cần phải đưa ra ánh sáng các hoạt động trước đây của ông ta. Hơn nữa, trong một buổi phỏng vấn tháng 11/1995, Chin đã lưu ý Mark R.Johnson, một nhân viên của FBI rằng những tin tức chi tiết cụ thể mà FBI nắm được chỉ có thể đến từ một nguồn cao cấp trong chính phủ Trung Quốc mà thôi. Nhưng các biên bản tòa án đã chỉ ra rằng những cuộc điều tra của FBI và Bộ Tài chính đã được tiến hành vào năm 1982.

Trên thực tế, Cục thuế quan Hoa Kỳ đã ghi lại số khóa nhà của Chin nhân khi khám xét va ly lúc ông này từ Bắc Kinh trở về vào tháng 2 năm 1982. Các thủ tục quá ư tỉ mỉ này được coi như là “cuộc khám xét hải quan triệt để” sẽ không cần đến nếu như không có ai đó bị hiềm nghi và nằm trong danh sách điều tra hình sự được ghi trong máy điện toán tại sân bay của Cục hải quan. FBI đã tiến hành mấy lần kiểm tra nhận diện Chin tại hải quan năm 1981. Cho nên hoặc là Yu Zhensan được Mỹ tuyển mộ làm một điệp viên kiểm tra trước năm 1982 hoặc là Mỹ hay một chính phủ đồng minh nào đó của Mỹ đã có điệp viên cao cấp khác năm trong cơ quan tình báo Trung Quốc. Vì lý do an ninh nên chỉ có rất ít nhân viên tình báo cao cấp được biết về Chin không khác gì Yu được Mỹ tuyển mộ năm 1981 vậy.

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới