Chuyên gia hàng đầu về an ninh và hàng hải của Ấn Độ Amb Yogendra Kumar đã lên án hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông; cho rằng hành động này của Trung Quốc đang tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càng rộng.
Chuyên gia Amb Yogendra Kumar nhiều lần chỉ trích TQ ở Biển Đông.
Chuyên gia Amb Yogendra Kumar của Ấn Độ hôm 05/01 đã chỉ ra rằng việc quân sự hóa các đảo ở quần đảo Trường Sa của Trung Quốc đang tiếp tục diễn ra với quy mô, phạm vi ngày càng rộng. Vấn đề này đã được giới chức trong quân đội Mỹ nhiều lần lên tiếng. Tham dự điều trần tại Thượng viện Mỹ, Chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ-Thái Bình Dương, Đô đốc Davidson cho biết Mỹ đã hủy bỏ mời Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC năm 2018 để phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Chuyên gia Amb Yogendra Kumar cũng nhận định chính việc quân sự hóa của Trung Quốc ở khu vực đã khiến Mỹ và các nước tập trận hải quân ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan, tiến hành tuần tra tự do hàng hải nhiều hơn ở Biển Đông. Theo ông Amb Yogendra Kumar năm 2018, chúng ta đã chứng kiến nhiều chiến dịch FONOP trên biển và trên không của Mỹ. Anh đang xem xét một căn cứ hải quân ở Singapore hoặc Brunei. Anh và Pháp cũng đang ưu tiên thực hiện FONOP của riêng họ mặc dù những điều này có vẻ mang tính biểu tượng. Khi các cuộc tập trận hải quân và tuần tra của các quốc gia khác gia tăng ở các vùng biển này, Hải quân Mỹ đã thực hiện ít nhất 3 lần qua Eo biển Đài Loan.
Chuyên gia Amb Yogendra Kumar nhấn mạnh thêm rằng các quan chức và nhà bình luận Trung Quốc chưa bao giờ bác bỏ tuyên bố về Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông theo sau việc thiết lập ADIZ năm 2013 trên Biển Hoa Đông, bao trùm các đảo Senkaku. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ nếu an ninh của nước này bị đe dọa. Những lời khẳng định của Trung Quốc về quyền lãnh thổ lặp lại ngôn ngữ của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc bảo vệ tổ tiên của họ. Điều đáng nhắc lại là việc khẳng định các quyền được gọi là quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các đặc điểm đất đai của Hoàng Sa và Trường Sa, cùng với các yêu sách hàng hải chưa được xác định. Do đó, các câu chuyện trong nước và bên ngoài của Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông có liên quan đến chính trị quyền lực hiện tại ở nước này. Đã có những báo cáo gần đây về việc Chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt với áp lực chính trị trong nước về việc xử lý sai trong tranh chấp thương mại với Mỹ vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy yếu. Mặc dù các nước ASEAN lo lắng về việc quân sự hóa các đặc điểm đất đai khác nhau của Trung Quốc, nhưng họ cũng lo lắng về hòa bình trong khu vực bị phá vỡ sẽ làm suy yếu thêm tổ chức này và do đó sẽ khiến cấu trúc an ninh có phần mong manh sụp đổ.
Vừa qua theo hình ảnh và thông tin mới nhất chụp từ vệ tinh do Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) công bố cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một cấu trúc trái phép trên Đá Bông Bay, được giấu kín bên dưới mái che radar có đường kính 6 m, bên cạnh là một dãy các bản điện mặt trời trên diện tích 124 m2. Toàn bộ bố trí như trên giúp che giấu bất kỳ các cơ sở hoặc thiết bị nào ở bên dưới”, theo AMTI. Ngoài ra, AMTI cho rằng mái che radar có thể sử dụng cho mục đích quân sự. Trước khi Trung Quốc tiến hành xây dựng phi pháp tại đây, Đá Bông Bay chỉ có một ngọn hải đăng cũ kỹ ở phần phía Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Trung Quốc đã triển khai trái phép tên lửa, hệ thống gây nhiễu đến các thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện do Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp, đồng thời thúc giục nước này nhanh chóng rút các hệ thống nói trên khỏi khu vực.
Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng Nghị sĩ James Inhofecũng hôm 29/01 cũng đã cảnh báo Trung Quốc gần đây liên tục tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với các thực thể trên Biển Đông trước khi biến chúng thành các “pháo đài” với đầy đủ trang thiết bị và vũ khí. Ông nhấn mạnh rằng mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Mỹ và trật tự thế giới ngày nay có thể không được người dân Mỹ đánh giá đúng mức, thậm chí cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho Thế chiến III.
Việc ngày càng nhiều ý kiến của giới chuyên gia, học giả các nướcphản đối, chỉ trích hành động quân sự hóa, mở rộng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy là cơ sở minh chứng cho tính phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khi đưa ra và theo đuổi các yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.