Thursday, January 16, 2025
Trang chủBiển nóngAnh tiến thoái lưỡng nan sau tuyên bố điều tàu sân bay...

Anh tiến thoái lưỡng nan sau tuyên bố điều tàu sân bay tới Thái Bình Dương, thách thức TQ

Tuyên bố gửi tàu sân bay tới vùng biển tranh chấp ở Thái Bình Dương của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đặt ra những thách thức không nhỏ với London trước các phản ứng đáp trả mạnh mẽ của Trung Quốc.

Tàu sân bay HMS Nữ hoàng Elizabeth. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Anh Theresa May, Ngoại trưởng Jeremy Hunt và Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond đã đặt rất nhiều hy vọng vào một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Trung Quốc. Khi Anh rời Liên minh châu Âu vào tháng tới 3 tới, họ sẽ cần thêm nhiều đối tác nhất có thể.

Hôm 11/2, ông Williamson cảnh báo Trung Quốc và Nga về “sức mạnh cứng” của Anh, tiết lộ động thái điều con tàu lớn nhất của hải quân Hoàng gia tới vùng biển tranh chấp với 2 phi đội chiến đấu F-35 nằm trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang quốc gia nhằm tăng quy mô và hiệu quả của Anh hậu Brexit.

Vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố sẽ điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới Ấn Độ-Thái Bình Dương, đèn lồng đỏ vẫn được trang hoàng tại dinh thự của Thủ tướng Anh, số 10 phố Downing, London nhân dịp Tết Nguyên đán.

Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh, sự xuất hiện của HMS Queen Elizabeth tại Thái Bình Nhưỡng là để nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của quân đội Anh cũng như củng cố sự thực rằng Mỹ là đối tác thân cận nhất của London.

Tướng Lord Dannatt, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh cho rằng ông Williamson có vẻ đã hơi quá đà khi nói về ý tưởng đưa hàng không mẫu hạm của Anh trong khi bản thân HMS Queen Elizabeth vẫn chưa sẵn sàng để triển khai. Theo ông Dannatt, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh là một bước đi ngoại giao không sáng suốt.

“Tàu sân bay Queen Elizabeth trông bên ngoài thì khá ổn nhưng nó vẫn chưa trang bị đầy đủ các chiến hạm trên đó. Vậy nên hãy để việc trang bị được điễn ra một cách hợp lý và có trách nhiệm”, ông Dannatt nói với Sky News.

Tuần trước, không lâu sau tuyên bố của ông Williamson, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích London đang có tâm lý chiến tranh lạnh và hủy bỏ đàm phán thương mại với London. Chuyến đi tới Bắc Kinh của Bộ trưởng tài chính Philip Hammond dự kiến diễn ra trong tuần này cũng bị hủy sau đó.

Chuyến đi của ông Hammond được kỳ vọng sẽ giúp Anh thuyết phục Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm mỹ phẩm không được thử nghiệm trên động vật ở Anh mà Trung Quốc đang ban hành, động thái được cho là sẽ mở đường để London thâm nhập vào thị trường có thể mang về cho họ 13 tỷ USD trong 5 năm. Chuyến công du cũng được cho là sẽ thúc đẩy tăng cường hợp tác liên kết giữa Sàn giao dịch chứng khoán London và Thượng Hải.

Hiện chỉ có 3 quốc gia trong Liên minh châu Âu có thặng dư thương mại hàng hóa, trong đó Đức là nước dẫn đầu với 16,9 tỷ USD. Anh trong khi đó đứng thứ 2 từ dưới lên trong danh sách 28 quốc gia bị thâm hụt thương mại với 37,16 tỷ USD.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Anh trong năm 2017, chiếm khoảng 4% xuất khẩu và 7% nhập khẩu.

Cựu Thủ tướng Anh David Cameron từng tuyên bố vào năm 2015 rằng “đâ là thời kỳ hoàng kim trong quan hệ giữa Trung Quốc với Anh”. Bắc Kinh thời điểm đó cũng đưa ra một loạt các động thái thiện chí như để chứng minh sự hợp tác trong quan hệ giữa 2 nước.

Khi Anh bỏ phiếu rời EU năm 2016, giới quan sát cho rằng Anh cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần Anh.

“Brexit khiến tham vọng với các thỏa thuận ngoài EU của Anh trở nên khó khăn hơn”, chuyên gia phân tích chính trị Andrew Cainey nhận định.

Theo ông Cainey, các doanh nhân Trung Quốc mặc dù khá bối rối trước cuộc khủng hoảng chính trị ở Anh vào thời điểm đó nhưng vẫn sẵn sàng “làm ăn” với London.

Mới thứ 5 tuần trước (14/2), Ant Financial, hãng dịch vụ tài chính lớn của Trung Quốc vừa mua lại hãng thanh toán có trụ sở ở London là WorldFirst với giá trị hợp đồng vào khoảng 700 triệu USD, bước đi lớn nhất của hãng này để thâm nhập vào thị trường tài chính Anh. Mỹ từng gạt bỏ một giao dịch tương tự của Ant Financial với lý do an ninh. Nhưng Anh cần nguồn đầu tư này của Trung Quốc để duy trì vai trò trung tâm kinh tế của London hậu Brexit.

Tuy nhiên, kế hoạch tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Anh ở các lĩnh vực ngân hàng và tài chính để thúc đẩy vai trò của London nhiều khả năng sẽ chậm lại sau tuyên bố của ông Williamson. Quan hệ giữa 2 quốc gia giờ đây cũng trở nên khá phức tạp.

Anh đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan khi cần các giao dịch với Trung Quốc hậu Brexit nhưng lại chịu áp lực với tư cách là thành viên của Liên minh tình báo 5 con mắt mà Mỹ là một thành viên.

Vào ngày 17/2, tờ Financial Times đưa tin chính phủ Anh đã kết luận rằng họ có thể giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các sản phẩm thiết bị phục vụ mạng 5G của doanh nghiệp viễn thông Huawei, Trung Quốc.

Tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Anh, BT Group mới đây cũng đạt được một thỏa thuận cung cấp dịch vụ Internet ở Trung Quốc, động thái được nhận định là cho thấy sự đồng thuận của London và Bắc Kinh thông qua lĩnh vực viễn thông.

Với kết luận mới đây của Anh, gần như họ chắc chắn sẽ để Huawei tham gia vào việc triển khai mạng lưới 5G của quốc gia, quyết định có vẻ sẽ phải đối mặt với áp lực không nhỏ từ Mỹ, quốc gia liên tục kêu gọi đồng minh tẩy chay Huawei. Một điều đáng lưu ý nữa là các công ty Trung Quốc cũng đang nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong nhiều dự án của Anh từ dầu khí, đường sắt, nhà máy điện hạt nhân.

Theo ông Cainey, hiện rất khó để làm rõ chính sách với Trung Quốc của chính quyền Anh.

“Nhưng Trung Quốc cũng cần hiểu rằng Anh vẫn là một nền dân chủ tự do phương Tây, một đồng minh thân cận của Mỹ và đồng minh thân cận của các đối tác châu Âu”, ông Cainey nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới