Tuesday, January 14, 2025
Trang chủĐàm luậnVành đai và Con đường của TQ liệu có bị khai tử...

Vành đai và Con đường của TQ liệu có bị khai tử ?

Nhiều các nhà nghiên cứu của các nước cho rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể sẽ bị Trung Quốc lặng lẽ khai tử.

“Vành đai con đường” của Trung Quốc đang bị các nước đánh giá lại

Các dự án Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng của Trung Quốc, đã trở nên tồi tệ không ngừng. Riêng Malaysia đã hủy bỏ 2 dự án BRI lớn, bao gồm một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, với lý do chi phí cao.

Chính phủ mới của Pakistan đã kêu gọi xem xét lại “viên ngọc quý” của BRI, đó là dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” (CPEC), mà Trung Quốc đã cam kết tài trợ hơn 60 tỷ đô la.

Chính phủ Myanmar vừa nói với Bắc Kinh rằng việc xây dựng một đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ bị tạm ngưng, sẽ không được phép nối lại. Trong khi đó, Maldives, quốc đảo nhỏ bé ở Ấn Độ Dương, đang cố gắng đàm phán lại khoản nợ 3 tỷ đô la, bằng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội của nước này, mà họ đã vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án BRI.

Bắc Kinh lặng im về “giấc mộng” liên kết một nửa địa cầu

Nhưng bên trong Trung Quốc, theo giáo sư Minxin, thật khó để phát hiện các dấu hiệu công khai về bất kỳ sự dao động nào trong việc hỗ trợ BRI, qua những tuyên bố từ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đối với ông Tập, ‘kiến trúc sư’ của BRI, dự án to lớn lớn này, với các liên kết cơ sở hạ tầng trên gần một nửa địa cầu kết nối với Bắc Kinh, thể hiện ảo tưởng của ông, tạo ra sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc.

Dưới bề mặt, giáo sư Minxin cho rằng đang có sự bất ổn về BRI ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Và đúng như vậy, khi đất nước cảm thấy bị ép kinh tế, chiến tranh thương mại với Mỹ, và phải đối mặt với sự chỉ trích từ các quốc gia nhận các khoản vay BRI, thì những người hoài nghi Trung Quốc, bao gồm các học giả, các nhà kinh tế và doanh nhân của BRI, đang lặng lẽ tự hỏi liệu chính phủ có sử dụng đúng đắn các nguồn lực khan hiếm của mình.

Chắc chắn, sẽ không có thông báo chính thức nào rằng Bắc Kinh sắp sửa dập tắt giấc mộng BRI của ông Tập. Sự kiểm duyệt chặt chẽ của Bắc Kinh đã loại bỏ bất kỳ lời chỉ trích trực tiếp của giới truyền thông về BRI.

Tuy nhiên, người ta có thể phát hiện các dấu hiệu rằng Bắc Kinh đã cắt giảm BRI. Bộ máy tuyên truyền chính thức của Bắc Kinh đã bị “điều chỉnh” hoàn toàn để “chào hàng” những thành tựu của BRI cách đây không lâu, trong những ngày gần đây nó đã giảm âm lượng.

Vào tháng 1/2018, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đăng tải 20 câu chuyện về BRI, trong khi vào tháng 1 năm nay, thì chỉ có 7 câu chuyện. Nếu mọi người theo dõi các câu chuyện BRI trên các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc vào năm 2019, và so sánh mức độ đưa tin, người ta sẽ có một bức tranh rõ ràng hơn về việc BRI hướng về đâu.

  Dự đoán tài trợ cho BRI sẽ giảm

Theo giáo sư Minxin, rất có khả năng, người ta sẽ thấy một sự suy giảm đáng kể trong sự cường điệu của các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc, dành cho BRI. Một dự đoán đáng tin cậy đã được đưa ra gần đây rằng tài trợ của Bắc Kinh cho BRI, sẽ giảm đáng kể trong năm 2019 này và trong những năm tới.

Giáo sư Minxin nhận thấy những cơn gió ngược về kinh tế chống lại BRI là khá rõ ràng. Trước hết, môi trường bên ngoài của Trung Quốc đã thay đổi gần như không được thừa nhận kể từ khi ông Tập khởi xướng BRI vào năm 2013. Vào thời điểm đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt gần 4 nghìn tỷ đô la. Có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời khi sử dụng một số ngoại tệ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cùng với việc sử dụng các nhà thầu và vật liệu của Trung Quốc, BRI cũng có thể giúp giải quyết vấn đề dư thừa của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp thép, xi măng và xây dựng.

Nhưng thế giới đã thay đổi trong 5 năm qua. Suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã kích hoạt làn sóng tháo chạy dòng vốn khỏi đất nước, khiến chính phủ Trung Quốc phải sử dụng hơn 1.000 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối của nước này để bình ổn thị trường. Nếu người ta tính đến yếu tố ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với cán cân thanh toán của Trung Quốc trong tương lai, Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra thặng dư ngoại hối, đủ để tài trợ cho BRI trên cùng một quy mô. Thuế quan do Mỹ áp đặt, và sự không chắc chắn về quan hệ thương mại Mỹ – Trung sẽ làm giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, và ở mức độ thấp hơn là các thị trường phát triển khác.

Do thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, chiếm gần như toàn bộ thặng dư tài khoản vãng lai của họ, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm đáng kể, dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai cho Trung Quốc nếu không thể bù đắp được sự thiếu hụt khi xuất khẩu sang các thị trường khác (một điều không thể). Cán cân thanh toán xấu đi của Trung Quốc, sẽ buộc Bắc Kinh sử dụng dự trữ ngoại hối, chủ yếu để bảo vệ đồng tiền Nhân dân tệ của mình, và để duy trì niềm tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

Kết quả là Bắc Kinh sẽ phải xem xét các cam kết bên ngoài một cách cẩn thận. Các đại dự án được hình thành và khởi xướng khi Trung Quốc có nhiều tiền, lắm của, sẽ bị đánh giá lại. Một số dự án sẽ phải bị giới hạn, hoặc thậm chí bị từ bỏ hoàn toàn.

Trung Quốc đối mặt với suy giảm kinh tế

Rắc rối cho BRI không chỉ xuất phát từ sự giảm sút gần như chắc chắn về thu nhập ngoại hối của Trung Quốc trong những năm tới. Ở trong nước, Bắc Kinh phải đối mặt với một cơn bão khốc liệt về chi phí lương hưu tăng, làm chậm tăng trưởng kinh tế, và giảm dần các khoản thu thuế, theo giao sư Minxi.

Triển vọng tài chính nghiệt ngã đã được Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc chuyển tải với sự thẳng thừng khác thường tại Hội nghị tài chính thường niên vào cuối tháng 12 năm ngoái. Bộ trưởng Lưu Côn (Liu Kun) cảnh báo: “Tất cả các cấp của chính phủ phải chỉ đạo bằng cách thắt lưng buộc bụng, và làm hết sức mình để giảm chi phí hành chính”. Ngay sau cuộc họp, Thượng Hải, thành phố giàu có nhất ở Trung Quốc, đã ra lệnh cắt giảm 5% cho hầu hết các ban ngành trong năm 2019.

Cơn sốt khắc khổ này đã bị đẩy nhanh do sự suy giảm tăng trưởng doanh thu tài chính, và quyết định cắt giảm thuế của Bắc Kinh để kích thích tăng trưởng bị chậm lại. Năm 2018, tăng trưởng các thu ngân sách bị giảm 1,2 điểm phần trăm so với năm 2017. Triển vọng tài chính dự kiến sẽ xấu đi trong năm nay do cắt giảm thuế và tăng trưởng chậm hơn.

Ngân sách lương hưu sụt giảm nghiệt ngã 

Lỗ hổng lớn nhất trong ngân sách của Bắc Kinh là các khoản chi lương hưu cho dân số già hóa nhanh chóng. Tỉnh Hắc Long Giang bị thâm hụt ròng 23 tỷ Nhân dân tệ trong tài khoản lương hưu trong năm 2016, và 6 tỉnh khác, với tổng dân số là 236 triệu người, đã tham gia đóng góp lương hưu ít hơn so với chi trả trong năm 2016. Bức tranh lương hưu cho toàn bộ Trung Quốc trông cũng nghiệt ngã không kém. Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, chính phủ đã phải đóng góp 1.200 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2017, để tài trợ cho những thiếu hụt trong các khoản chi lương hưu.

Một số người có thể lập luận rằng BRI sẽ ‘an toàn’ trước các khoản cắt giảm ngân sách vì đây là ưu tiên trong chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Tập. Nhưng thực tế kinh tế khắc nghiệt sẽ đưa ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào tình thế rất khó lựa chọn vì các nhu cầu khác nhau, cạnh tranh cho các nguồn lực hạn chế.

Chủ tịch Tập và những người ủng hộ ông, có thể tiếp tục ủng hộ BRI. Nhưng họ cũng phải biết rằng BRI có ít người ủng hộ trong nước, và lấy đi tiền của những người hưu trí Trung Quốc, để xây dựng một con đường đến một nơi xa xôi, ở một vùng đất xa xôi, sẽ là một khó khăn về mặt chính trị.

Gần đây, Bắc Kinh đã chỉ cấp cho Pakistan khoản vay mới khoảng 2,5 tỷ USD, so với 6 tỷ USD mà Islamabad đang tìm kiếm.

Điều dường như đang xảy ra ở Bắc Kinh là trong khi các nhà lãnh đạo của họ tiếp tục ủng hộ BRI, thì những tham vọng ban đầu của ông Tập, đang bị đẩy lùi, khỏi tầm nhìn của công chúng. Người ta không nên ngạc nhiên, nếu cuối cùng Bắc Kinh lặng lẽ khai tử BRI, ít nhất là phiên bản BRI 1.0.

RELATED ARTICLES

Tin mới