Khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng lên, nhiều nhà bình luận Phương Tây cho rằng Trung Quốc nên đổ lỗi cho chính mình vì những căng thẳng leo thang trong kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. Xu hướng độc tài và hám lợi trong đối nội, cùng thái độ hung hăng trong đối ngoại của Trung Quốc khiến nhiều người Mỹ hoài nghi về khả năng hợp tác và càng củng cố quan điểm của nhiều chính trị gia rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới đang bắt đầu.
Những người từng có kinh nghiệm lâu năm về Trung Quốc trước cải cách trong chính phủ Mỹ, tại mọi ban ngành trong hai chính đảng lớn, phần lớn đều đã nghỉ hưu, thay vào đó là lớp người trẻ hơn, những quan chức này không hề có chút ký ức nào về “Ba biên bản ghi nhớ” về quan hệ Mỹ – Trung, họ cũng không chứng kiến chính sách đối ngoại “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, hay là giai đoạn người Trung Quốc vượt qua những khắc nghiệt của cuộc Cách mạng văn hóa.
Hầu hết các quan chức Mỹ đương nhiệm mới chỉ xử lý các vấn đề liên quan đến Trung Quốc trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trung Quốc là đất nước mà họ biết là Thế vận hội 2008 đáng nhớ, chứ không phải là nơi cựu tổng thống Mỹ Nixon có chuyến công du táo bạo tới quốc gia nghèo đói và lạc hậu ở châu Á này để mở cửa và thúc đẩy các mối quan hệ. Bối cảnh Trung Quốc ngày nay không còn là đất nước mà Nixon tìm cách lôi kéo để làm đối trọng với liên bang Xô Viết, mà là một cường quốc đang trỗi dậy tìm cách tái định hình châu Á và lấn át Mỹ.
Trong khoảng thời gian dài nhất là 10 năm đó, những gì họ thấy là những chỉ trích ngày càng nhiều của các cộng đồng doanh nghiệp vể việc phải đối mặt với hành vi bảo hộ cũng như bị đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ khi làm ăn ở quốc gia này, hay sự hoành hành của tin tặc Trung Quốc.
Bắc Kinh ủng hộ việc tuân thủ luật lệ quốc tế, song chỉ khi những điều khoản đó có lợi cho họ. Trung Quốc ký Công ước Quốc tế về Luật biển, song lại phản đối phán quyết Trọng tài Quốc tế khi họ từ chối công nhận các tuyên bố mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Hoa Nam (Biển Đông). Quân đội Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tự ý bồi đắp ở vùng biển này mà vẫn khẳng định rằng nó không phục vụ mục đích quân sự.
Thế hệ quan chức mới ở Mỹ nhìn nhận rằng chiến lược “Vành đai và con đường” là một thứ hào hoa có vỏ bọc hào phóng và tốt đẹp, song thực chất lại là thứ gánh nặng hủy hoại nền tàng tài chính của các nước nhỏ bé và dễ chịu ảnh hưởng. Họ nghi ngờ sáng kiến về các dự án cơ sở hạ tầng này thực chất là bình phong ẩn dấu tham vọng âm mưu địa chính trị mà Trung Quốc đang theo đuổi.
Bối cảnh này đòi hỏi chính quyền Mỹ cần đánh giá lại một cách cơ bản những chính sách và cách suy nghĩ của Trung Quốc. Thực tế những băn khoăn tương tự này cũng đang nảy sinh trong quan hệ của Trung Quốc với Châu Âu, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Dư luận bị kiểm soát chặt chẽ ở Trung Quốc là nhân tố khiến việc đánh giá này gặp khó khăn gấp bội. Song điều đó cũng có nghĩa là những tiếng nói bên ngoài càng có trọng trách to lớn hơn trong việc kêu gọi và thuyết phục giới chức Bắc Kinh. Mỹ cần ngăn chặn xung đột và kiểm soát các mâu thuẫn, nên tận dụng những công cụ chính sách để thúc đẩy những khía cạnh mà quốc gia này đã mở cửa, chẳng hạn như cải cách kinh tế trong nước và cải thiện thị trường tự do quốc tế – hai mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc từng tuyên bố.
Thế hệ quan chức trẻ tuổi ngày nay tại Mỹ, những người nắm giữ vận mệnh cần thay đổi và nhận thức rằng vẫn còn có những cách khác trong việc xử lỹ mối quan hệ Mỹ – Trung.