Sunday, January 5, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaPháp và Nhật Bản tăng cường hợp tác, phối hợp lập trường...

Pháp và Nhật Bản tăng cường hợp tác, phối hợp lập trường trong vấn đề Biển Đông trước ảnh hưởng của TQ

Là hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế, khu vực hiện nay, Pháp và Nhật Bản cũng đang cho thấy những tín hiệu về tăng cường hợp tác, phối hợp lập trường trong vấn đề Biển Đông. Gần đây nhất là Cuộc đối thoại song phương “2+2” Nhật Bản – Pháp.

Các cuộc đối thoại song phương giữa Nhật Bàn và Pháp về Biển Đông. Nguồn: AFP

Tại cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng (2+2) lần thứ 5 giữa Pháp và Nhật Bản diễn ra tại Pháp hôm 11/1, hai bên đã thống nhất thiết lập một cơ chế đối thoại song phương “2+2” về vấn đề biển toàn cầu nhằm cho phép Nhật Bản và Pháp tăng cường quan hệ,hợp tác liên quan đến vấn đề biển, bao gồm lĩnh vực an ninh, kinh tế, khí hậu môi trường và khoa học đại dương. Dự kiến sẽ tổ chức một diễn đàn quy mô lớn về đại dương lần đầu tiên trong năm nay (2019). Ngoại trưởng Pháp Le Drian cho rằng “phần lớn những thách thức trong an ninh thời đại hiện nay đó là vấn đề trật tự thế giới, là vấn đề bảo vệ môi trường và một phần trong thách thức to lớn đó đó từ nay về sau có lẽ chính là vấn đề biển và đại dương”.

Trong Tuyên bố chung sau cuộc Đối thoại, Pháp và Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục cam kết ủng hộ việc duy trì một trật tự được thiết lập dựa trên những quy tắc trong lĩnh vực biển và dựa trên những nguyên tắc của luật pháp quốc tế như Công ươc Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không thương mại, kiềm chế và giải quyết những tranh chấp bằng con đường hòa bình thông qua các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Các Bộ trưởng hai bên cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay, đồng thời phản đối mạnh mẽ đối với các biện pháp đơn phương là gia tăng căng thẳng, gây hại cho sự ổn định khu vực và trật tự quốc tế được thiết lập trên cơ sở các quy tắc. Hai bên yêu cầu các bên tôn trọng và thực hiện những nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán nhằm xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo duy trì một không gian biển tự do, rộng mở.

Biển Đông là tuyến đường biển vận tải hàng hóa quan trọng bậc nhất đối với Nhật Bản. Khoảng 42% hàng hóa của Nhật Bản đi qua Biển Đông. Các hàng hóa của Nhật đi qua Biển Đông chủ yếu là nguyên liệu, đặc biệt các loại nhiên liệu hóa thạch mà Nhật nhập khẩu để đảm bảo ổn định năng lượng. Nếu như có xung đột xảy ra tại Biển Đông khiến tất cả các tuyến hàng hải đi qua đây bị đình trệ, Nhật Bản sẽ phải bỏ ra thêm 50% chi phí vận tải để đi các tuyến đường thay thế khác. Bên cạnh đó là một nước trong khu vực, Nhật Bản cần sự ổn định vì bất cứ sự bất ổn định nào trong khu vực Biển Đông đều có thể tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Những năm gần đây, Nhật Bản đã tích cực tham gia vào vấn đề tranh chấp Biển Đông. Từ năm 2010, nước này đã luôn công khai chỉ trích Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, kêu gọi một giải pháp thương lượng giữa các bên tranh chấp, trong đó có Việt Nam và Philippines.Nhật Bản đã làm việc cùng với Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á để nêu lên giải pháp này trong nhiều diễn đàn khu vực như Thượng đỉnh Đông Á hàng năm. Nhật Bản cũng hợp tác với các quốc gia vùng eo biển Malacca, một chốt giao thông đường biển quan trọng, để đảm bảo an toàn cho tàu buôn qua lại nơi này. Tokyo đã đóng góp cho những hoạt động chống hải tặc trong vùng và giúp phát triển mạng lưới tuần duyên đã được mở rộng ra các nước ven bờ Ấn Độ Dương. Nhật đã cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines từ năm 2015, cho dù đã từ chối yêu cầu của Philippines về máy bay do thám và chống tàu ngầm P3-C. Trên bình diện rộng lớn hơn, tàu chở trực thăng Izumo đã tham gia cuộc tập trận Malabar ở Biển Đông cùng với Hải quân Mỹ và Ấn Độ vào năm 2017. Năm 2018, Nhật Bản tiếp tục cuộc tập trận tàu ngầm ở Biển Đông, được giới quan sát cho là nhằm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Sự phối hợp lập trường giữa Nhật Bản và Pháp thể hiện thông qua việc cả hai đều tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và vùng biển; chủ trương các tranh chấp phải giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp; đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả Biển Đông, tự do và mở, các nước tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, thương mại biển không bị cản trở ảnh hưởng đến thịnh vượng của Nhật Bản; giúp nâng cao năng lực cho các nước là các bên tranh chấp ở Biển Đông.Nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán nhằm xây dựng một COC hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo duy trì một không gian biển tự do, rộng mở.

Tháng 7/2018, Không quân Pháp đã triển khai 3 máy bay chiến đấu Rafale B, 1 máy bay vận tải quân sự A400M và 1 máy bay tiếp nhiên liệu C135 tại vùng lãnh thổ Bắc Australia trong khuôn khổ cuộc tập trận chung đa phương thường niên mang tên Pitch Black do Australia chủ trì. Tiếp sau cuộc tập trận không quân thuộc hàng lớn nhất tại châu Á – Thái Bình Dương nói trên, Pháp tiến hành Sứ mệnh tự do hàng hải vào tháng 8, trong đó triển khai một đội thuộc không quân nước này tới thăm Indonesia, Malaysia, Singapore và Ấn Độ. Các máy bay trong sứ mệnh tự do hàng hải sẽ di chuyển qua khu vực phía Nam của biển Đông và đây được xem là cơ hội cho Pháp khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không theo UNCLOS.

RELATED ARTICLES

Tin mới