Sunday, November 17, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiKinh tế mất đà: Đã đến lúc TQ thành thực?

Kinh tế mất đà: Đã đến lúc TQ thành thực?

Nền kinh tế Trung Quốc đang “khát” một cơ chế quản lý mạnh mẽ và một kế hoạch thực thi vững vàng.

Số liệu thống kê chính thức từ chính phủ Trung Quốc cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2018 yếu nhất trong 28 năm. Năm 2019, con số này còn bị hạ thấp hơn nữa.

Báo cáo của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, được công bố trước khi khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốcTrung Quốc đã hạ dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 xuống ngưỡng từ 60-6,5% từ mức mục tiêu của năm ngoái ước chừng khoảng 6,5%.

Theo kế hoạch, lạm phát của Trung Quốc sẽ tăng tốc lên khoảng 3% trong năm nay từ mức 2,1% trong năm 2018.

Mức thâm hụt ngân sách nhà nước của Trung Quốc sẽ là 2,76 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 411,5 tỷ USD), tương đương khoảng 2,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước, tăng 0,2% so với năm 2018, theo dự thảo ngân sách.

Dù chính phủ Trung Quốc đã phải thừa nhận sự chững lại của nền kinh tế sau nhiều phát biểu trấn an thị trường, thế nhưng, theo tờ South China Morning Post vừa có bài viết cho rằng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nên hết sức thành thực về việc nền kinh tế nước mình đang mất đà và con số tăng trưởng 6-6,5% vào năm 2019 vẫn bị cho là quá tự tin khi dữ liệu thực tế báo hiệu điều ngược lại.

Việc đưa ra các dự báo dễ thở đối với mức tăng trưởng trong năm 2019, theo South China Morning Post, không đem lại điều gì khác ngoài việc phản tác dụng. Bắc Kinh nên từ bỏ khái niệm ổn định trong thời gian ngắn mà không cần tới các biện pháp can thiệp triệt để.

 Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã ở trên một con dốc trơn trượt trong vòng 8 năm qua và chưa thấy dấu hiệu dừng lại. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm mạnh từ mức cao nhất 12,2% vào đầu năm 2010 xuống còn 6,4% vào cuối năm ngoái. Chiều hướng tiêu cực này nhiều khả năng tiếp tục nối dài.

Bắc Kinh cần hiểu rõ tất cả rủi ro tiềm tàng. Nếu phỏng đoán về tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 4%-5% trong năm nay thì đó là một điều đáng báo động; còn nếu chỉ đạt mức 2%-3% thì chính phủ Trung Quốc sẽ phải bấm nút khẩn cấp.

Ngoài những dự báo màu hồng, việc hoạch định chính sách cũng bị biến dạng bởi các dữ liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc – vốn không xác định được điểm yếu trong nền kinh tế.

Trong khi số liệu chính thức vẫn vẽ ra một bức tranh lạc quan vào lúc này, các số liệu tăng trưởng ít chính thống hơn lại chỉ ra một khía cạnh khác.

Các lĩnh vực như mua bán xe hơi, thị trường nhà ở và khảo sát khu vực tư nhân cho thấy mức độ hoạt động thực sự của nền kinh tế đang sụt giảm đáng kể.

Thậm chí, một số dữ liệu chính thức bị sai lệch. Chẳng hạn, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) thể hiện sự lạc quan đang tiệm cận mức cao trong 25 năm.

Ngược lại, các báo cáo của thị trường độc lập chỉ ra mối quan ngại sâu sắc hơn về cuộc chiến thương mại, nỗi lo mất việc làm và sức mua yếu hơn. Những điều này khiến người tiêu dùng chi tiêu cẩn thận hơn.

Với chi tiêu tiêu dùng chiếm tới 2/3 tăng trưởng của Trung Quốc – là một động lực chính của GDP, điều này rất quan trọng.

Theo tờ báo này, nền kinh tế toàn cầu trúng đòn mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và cú sốc sắp tới có thể còn lớn hơn, trừ khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giải quyết được bất đồng.

Dòng chảy thương mại thế giới chậm lại, kỳ vọng tăng trưởng bị ảnh hưởng và thị trường tài chính xáo trộn. Bắc Kinh vẫn còn cơ hội để điều chỉnh những hạn chế và giữ vị trí trong cuộc chơi – nhưng chỉ với điều kiện các chính sách đúng đắn được ban hành.

Nền kinh tế Trung Quốc đang “khát” một cơ chế quản lý mạnh mẽ và một kế hoạch thực thi vững vàng. Những biện pháp nửa vời chẳng giúp được gì cho họ trong lúc này. Bắc Kinh cần các giải pháp sâu rộng, cụ thể, như: cắt giảm thuế nhiều hơn, giảm thâm hụt chi tiêu và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Nhưng Trung Quốc phải hiểu rõ các xu hướng trong quá khứ, hiện tại và tương lai để làm nền tảng đưa ra quyết định.

Những cảnh báo về nền kinh tế Trung Quốc trên tờ South China Morning Post là lo ngại chung của giới chuyên gia, nhất là khi theo nghiên cứu tổ chức học giả Viện Brookings của Mỹ được công bố ngày 7/3 và được tờ Financial Times dẫn lại, quy mô nền kinh tế Trung Quốc nhỏ hơn 12% so với con số chính thức, còn tốc độ tăng trưởng những năm gần đây bị “thổi” lên khoảng 2%.

Đặt trong bối cảnh hiện tại, thị trường có thêm lý do để quan ngại rằng tình trạng suy thoái ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn những gì chính phủ nước này thừa nhận. Thậm chí dựa trên dữ liệu chính thức, kinh tế Trung Quốc 2018 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990 – ở mức 6,6%.

Nghiên cứu của Viện Brookings chỉ xem xét giai đoạn 2008-2016 nên không bao gồm năm 2018.

Nhưng nếu GDP 2018 bị thổi lên ở mức tương tự năm 2016, có nghĩa GDP thật sự của Trung Quốc ít hơn 10,8 ngàn tỷ NDT (1,6 ngàn tỷ USD) trong con số chính thức 90 ngàn tỷ NDT (13,39 ngàn tỷ USD).

RELATED ARTICLES

Tin mới