Thursday, November 14, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHòa bình trên bán đảo Triều Tiên cần có một hệ thống...

Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cần có một hệ thống hợp tác

Việc đạt được hòa bình và phi hạt nhân hóa không chỉ là vấn đề song phương. Một nhóm các bên có lợi ích liên quan có khả năng phải sẽ đóng vai nào đó.

Việc tháo gỡ tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên là một vấn đề phức tạp, đặc biệt là việc tìm ra điểm xuất phát.

Những câu hỏi cần giải quyết bao gồm: Bên nào phải làm hòa với bên nào? Mục tiêu là xây dựng một cơ chế hòa bình mới hay định dạng lại những dàn xếp trước đó?

Khi xét tới những khó khăn hiện tại trong tất cả các cuộc đàm phán Mỹ-Triều, việc hình dung về một hệ thống an ninh bền vững trên bán đảo Triều Tiên dường như là hơi sớm.

Ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất cũng phải mất nhiều năm để vạch ra một tiến trình phi hạt nhân hóa.

Ngày 4/3/2019, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) tại Nhà Xanh đề nghị xác định chính xác sự khác biệt ngăn cản Mỹ – Triều đạt được thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua và tìm cách thu hẹp sự khác biệt đó.

Đồng thời, Tổng thống Moon Jae-in lưu ý thêm rằng cải thiện quan hệ Hàn – Triều có thể là một cách để thúc đẩy đối thoại trong tương lai.

Cùng ngày, ông Trương Nghiệp Toại, người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc, tuyên bố nước này bày tỏ thiện chí đóng vai trò xây dựng trong việc đem lại hòa bình và ổn định cho bán đảo Triều Tiên.

Phát biểu họp báo một ngày trước khi kỳ họp thường niên Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khai mạc ở thủ đô Bắc Kinh, ông Trương Nghiệp Toại nêu rõ phi hạt nhân hóa là vấn đề vô cùng phức tạp và nhạy cảm.

Việc duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các bên.

Điều đó cho thấy giải pháp đa phương trong việc xây dựng một hệ thống hợp tác mới luôn được các bên đề cao.

Mặc dù thất bại của việc không đạt được thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 vừa qua có thể xem như ám chỉ điều ngược lại nhưng điều này quả thật đã có tác dụng trong việc duy trì hòa bình trên bán đảo trong thời gian qua cũng như trong tương lai.

Tại buổi họp báo sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ, Donald Trump cũng nhấn mạnh việc ông Kim Jong-un đã hứa sẽ không tiến hành bất kỳ vụ thử tên lửa hạt nhân nào.

Thậm chí, bất chấp những trở ngại, các bên đều bày tỏ sự lạc quan về việc tiếp tục gặp nhau để giải quyết các bất đồng.

Nếu không có các cuộc đàm phán vừa qua, Triều Tiên có thể đã trở lại trong việc phát triển hạt nhân sớm hơn vài năm.

Một hệ thống hợp tác giữa các bên có liên quan được cho sẽ đem lại kết quả tích cực cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên (Ảnh: AP)

Vấn đề đặt ra hiện nay không phải là thể thức gồm nhiều bên tham gia mà là nghị trình các ưu tiên của các cuộc đàm phán cần rõ ràng hơn.

Cụ thể, Mỹ mong muốn về một lộ trình phi hạt nhân hóa trong khi Triều Tiên tập trung vào các mối quan ngại an ninh rộng lớn hơn của nước này.

Sự tính toán về tính hữu dụng của thể thức gồm nhiều bên tham gia cũng được định đoạt bởi sự cần thiết phải tạo ra một tấm lưới an toàn nếu và khi đạt được thỏa thuận.

Ví dụ, Kế hoạch hành động chung toàn diện đối với Iran (JCPOA) cho thấy rằng ngay cả nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận, sự tham gia của các quốc gia khác vẫn có thể giúp duy trì thỏa thuận và ngăn không cho tình hình rơi vào thảm họa.

Trong khi Mỹ và Triều Tiên là các bên tham gia chính trong cuộc xung đột này, các quốc gia khác trong khu vực có liên quan sâu sắc về mặt lịch sử tới các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.

Bất kỳ kết quả nào đối với hai miền Triều Tiên cũng sẽ có các tác động phức tạp về chính trị, kinh tế và an ninh đối với các bên khác nhau trong khu vực.

Nếu các mối quan ngại chính đáng đó không được tính đến, các phe phái bị bỏ mặc rất có khả năng sẽ làm suy yếu hoặc phá vỡ những dàn xếp như vậy.

Do đó, bất kỳ thỏa thuận nào đạt được cũng phải được các bên có lợi ích liên quan thông qua và ký kết để gia tăng tính lâu dài và tính bền vững của nó.

Việc đạt được hòa bình và phi hạt nhân hóa không đơn giản chỉ là một vấn đề song phương.

Một nhóm các bên có lợi ích liên quan có khả năng sẽ phải đóng một vai trò nào đó trong việc thực thi các thỏa thuận cuối cùng.

Các bên đó sẽ cần can dự vào tiến trình đàm phán theo cách nào đó trước khi các thỏa thuận được hoàn tất.

RELATED ARTICLES

Tin mới