Monday, November 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ lại điều máy bay ném bom chiến thuật B-52 tuần tra...

Mỹ lại điều máy bay ném bom chiến thuật B-52 tuần tra Biển Đông

Ngày 13/3, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom chiến thuật B-52 tuần tra trong khu vực Biển Đông. Đây là lần thứ hai trong vòng 10 ngày qua máy bay B-52 di chuyển trên Biển Đông, thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Máy bay ném bom chiến thuật B-52H Stratofortress của Mỹ

Bộ chỉ huy Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương (14/3) thông báo hai máy bay ném bom chiến thuật B-52H Stratofortress của Mỹ vừa bay ngang Biển Đông; khẳng định máy bay quân sự chỉ tiến hành hoạt động huấn luyện thường kỳ nhằm hỗ trợ các đồng minh, duy trì khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở. Theo đó, hai máy bay B-52H đã cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, tiến hành hoạt động huấn luyện thường kỳ tại khu vực Biển Đông trước khi quay về căn cứ. Các máy bay ném bom thuộc Bộ chỉ huy Không quân Thái Bình Dương trong hơn một thập niên qua thường xuyên cất cánh từ Guam thực hiện các sứ mệnh duy trì hiện diện theo chỉ đạo của Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trước đó 10 ngày, hai chiếc B-52H của Mỹ cũng xuất phát từ Guam và thực hiện hoạt động huấn luyện tại khu vực. Một chiếc di chuyển đến biển Hoa Đông, chiếc còn lại xuất hiện ở Biển Đông. Kể từ 2004, Mỹ đã luân phiên điều máy bay ném bom tầm xa B-1, B-52 và B-2 rời Guam và diễn tập ở châu Á; đồng thời cáo buộc Bắc Kinh triển khai tên lửa chống hạm, thiết bị gây nhiễu điện tử và tên lửa đất đối không tới các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.

Hoạt động huấn luyện trên được tiến hành sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (12/3) cáo buộc Trung Quốc đang ngăn chặn các nước trong khu vực phát triển năng lượng và dầu khí trên Biển Đông thông qua “những biện pháp cưỡng ép”. Ông Pompeo chỉ trích “hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc tại các tuyến đường biển quốc tế”, cho rằng những hành động của Trung Quốc “không đơn thuần là vấn đề an ninh”. Trước đó, ông Pompeo (1/3) Pompeo cam kết Biển Đông vẫn là vùng biển mở dành cho tất cả hoạt động giao thông đường thủy, đồng thời tuyên bố Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với việc đóng cửa các tuyến hàng hải ở Biển Đông; nhấn mạnh Mỹ sẽ thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines và sẽ bảo vệ Philippines nếu bị Trung Quốc tấn công trên biển.

Ngoài ra, một hạm đội Hải quân Mỹ (13/3) đã đi qua Biển Đông và neo đậu tại Vịnh Manila của Philippines. Đại úy Eric Anduze, chỉ huy chiến hạm USS Blue Ridge cho biết chuyến thăm là sự khẳng định quan hệ lâu dài và hợp tác mạnh mẽ của liên minh Mỹ – Philippines; đồng thời nhấn mạnh tất cả hoạt động của hạm đội Mỹ đều diễn ra một cách an toàn và chuyên nghiệp; khẳng định tàu chiến và máy bay của Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp cho phép. Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Phil Sawyer, chỉ huy Hạm đội 7 đóng tại Nhật Bản, cũng khẳng định chuyến thăm Manila nhằm củng cố cam kết chung của Washington đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng, cho rằng ngoại trưởng Mỹ đã phát ngôn “thiếu trách nhiệm”. Ông cho rằng những cường quốc không có tuyên bố tranh chấp trên Biển Đông thì không nên can thiệp vào những thảo luận hiện nay; cho rằng Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trước hoạt động tuần tra của Mỹ ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam (14/3) kêu gọi các bên kiềm chế, không có các hành vi gây phức tạp và gia tăng tranh chấp, kể cả các hành vi chiếm đóng các cấu trúc chưa có người ở ở Biển Đông; tái khẳng định lập trường Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam cho rằng trong khi cùng tìm kiếm giải pháp hoà bình cho các tranh chấp ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và để tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), “các bên liên quan cần tuyệt đối tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC), đặc biệt là quy định về việc kiềm chế, không có các hành vi gây phức tạp và gia tăng tranh chấp, kể cả các hành vi chiếm đóng các cấu trúc chưa có người ở ở biển Đông, hành xử có trách nhiệm, đóng góp thiết thực, tích cực cho hoà bình, ổn định ở khu vực”.

RELATED ARTICLES

Tin mới